Applying the G20 Training Strategy in Viet Nam (Phase 2)

Trang bị cho nông dân những kỹ năng cần thiết cũng chính là việc nuôi sống thế giới

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Việt Nam cùng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (TCGDNN), trong khuôn khổ dự án do Liên bang Nga tài trợ “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga” đã tổ chức hội thảo tham vấn và họp kỹ thuật nhằm báo cáo các kết quả ban đầu của báo cáo điều tra áp dụng phương pháp STED “Kỹ năng nghềphục vụ Đa dạng hóa Thương mại và Kinh tế” cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.

Article | Ha Noi, Viet Nam | 17 May 2018
Ha Noi, Viet Nam (ILO NEWS) Hà Nội, Việt Nam (ILO News) Tiếp nối các hoạt động đã được bắt đầu từ tháng 11 năm 2017 trong khuôn khổ của dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang Nga”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Việt Nam cùng với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (TCGDNN) đã tổ chức hội thảo tham vấn nhằm thảo luận đánh giá phương pháp “Kỹ năng nghề phục vụ Đa dạng hóa Thương mại và Kinh tế” (STED) hiện đang được thực hiện tại Việt Nam. Tại Việt Nam, dự án hiện đang triển khai STED trong ngành Nông nghiệp, cụ thể là với tiểu ngành chăn nuôi.

Hội thảo tham vấn 1 ngày và sau đó là họp kỹ thuật giữa Nhóm Công tác Nông nghiệp của Dự án và các bên liên quan khác đã tập trung báo cáo các kết quả điều tra hiện tại của nhóm sau khi tiến hành khảo sát tại hai tỉnh của Việt Nam là Hà Nội và Hà Nam, và hiện tại ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ. 84 trang trại lợn và các đối tác ngành liên quan đã được khảo sát để nắm bắt được nhu cầu của tiểu ngành nhằm đưa ra đánh giá về nhu cầu kỹ năng tiểu ngành. Báo cáo được kỳ vọng sẽ đưa ra các đề xuất quan trọng phục vụ những hoạt động thí điểm khả thi trong phạm vi dự án G20TS và các dự án cải cách Đào tạo nghề và phát triển kỹ năng khác trong tiểu ngành.

Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp thông tin xuyên suốt về tình hình hiện tại của phân ngành nói chung. Cụ thể hơn, kết quả khảo sát đã cung cấp các thông tin giá trị về chi phí sản xuất, tổ chức nhân sự và quản lý tài chính hiện tại, khung pháp lý hiện hành tác động đến ngành và kiến thức của nông dân về ngành, thành phần lao động của các trang trại và nhận thức hiện tại về nông dân chăn nuôi lợn về nhu cầu kỹ năng của ngành.

Tại hội thảo, đại diện của chính phủ, ngành nông nghiệp, nông dân và các cơ sở đào tạo nghề đã chia sẻ quan điểm về các phương pháp tiếp cận tốt nhất nhằm cải thiện tính cạnh tranh của tiểu ngành, dựa vào kinh nghiệm và các kết quả khảo sát. Bất kể những thách thức đang gặp phải, tất cả những người tham gia đều đồng ý rằng khả năng cạnh tranh và năng suất cao chỉ có thể đạt được thông qua việc nâng cao kỹ năng và vị thế của lực lượng lao động.

Năng suất lao động là sự phản ánh kỹ năng của lực lượng lao động."

Ông Trần Quốc Huy, Chánh văn phòng, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp
Dựa trên những thách thức mà ngành phải vượt qua trong những năm qua, việc giúp học sinh và nông dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tập trung vào sản phẩm thịt sơ cấp và thứ cấp thay vì hạn chế việc đào tạo chỉ trong sản xuất tại trang trại đã được tập trung nhấn mạnh là một thay đổi có lợi trong chương trình đào tạo của ngành. Cung cấp cho sinh viên các ví dụ và công cụ được sử dụng trên phạm vi quốc tế, xanh hóa theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu, tầm quan trọng của việc tiếp thị và kỹ năng xử lý cùng các kỹ năng liên quan khác trong toàn chuỗi giá trị, cũng được nhấn mạnh và đưa ra thảo luận.

Chuyên gia STED của ILO cũng đề cập đến chiến lược kỹ năng cụ thể theo ngành sẽ giúp nông dân hiệu quả hơn và nhắc lại cam kết mạnh mẽ của ILO trong việc cùng với Việt Nam và các đối tác khác hướng tới xây dựng và áp dụng quy trình Phát triển Kỹ năng Việt Nam cho ngành. “Việt Nam có lợi thế tự nhiên để trở nên cạnh tranh hơn trong Ngành Nông nghiệp và tăng lợi nhuận khi kinh doanh trên thị trường xuất khẩu thịt lợn toàn cầu” Con Gregg, Chuyên gia cao cấp về STED, ILO.

Việt Nam có lợi thế tự nhiên để trở nên cạnh tranh hơn trong ngành Nông nghiệp và tăng lợi nhuận khi kinh doanh trên thị trường xuất khẩu thịt lợn toàn cầu."

Con Gregg, Chuyên gia cao cấp về STED, ILO.
Phương pháp STED của ILO đưa ra chiến lược về kỹ năng khi phân tích môi trường doanh nghiệp. STED nhìn vào những khoảng trống trong các ngành và doanh nghiệp đồng thời rút ra kết luận về các kỹ năng cần thiết để vượt qua những thách thức hiện tại nhằm cung cấp cho tiểu ngành những công cụ phù hợp để trở thành cạnh tranh và thành công hơn trên thị trường quốc tế. ILO nhấn mạnh rằng việc phát triển các kỹ năng phù hợp trong các lĩnh vực phù hợp có nghĩa là chúng ta đang đi đúng hướng trong việc tạo thêm việc làm bên vững cho tất cả phụ nữ và nam giới.

Nhóm công tác sẽ tiếp tục các cuộc khảo sát và phân tích tiếp theo, và dự kiến hoàn thành trong thời gian tới. Nhóm sẽ làm đưa ra báo cáo phân tích STED của tiểu ngành, trong đó bao gồm các khuyến nghị thực hiện. Các khuyến nghị sẽ được trình bày tại phiên đánh giá báo cáo vào cuối mùa hè 2018 và tiếp đó chuyển giao cho các đối tác xã hội trong nước để theo dõi và thực hiện.

Để biết thêm thông tin về Dự án G20TS, vui lòng truy cập trang web của chúng tôi tại địa chỉ: /g20ts