Làm thế nào để các hệ thống, chính sách và chiến lược liên quan đến Phát triển Kỹ năng nghề tạo ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày?

Dự án G20, thực hiện dựa trên “Chiến lược Đào tạo G20: Lực lượng lao động có kỹ năng phục vụ phát triển mạnh mẽ, bền vững và cân bằng”, đã nhận ra rằng chất lượng và số lượng hàng hóa – dịch vụ quốc gia, cũng như mức độ cạnh tranh giữa các nước trong xuất khẩu lao động liên quan rất nhiều đến những cơ hội hiện có nhằm hỗ trợ đạt được, duy trì, cải thiện và chứng nhận các kỹ năng của lực lượng lao động.

Article | 16 March 2018
ILO Photo
Những hệ thống, chính sách và chiến lược Phát triển Kỹ năng nghề hiệu quả sẽ hỗ trợ các quốc gia cải thiện khả năng có việc làm của cả phụ nữ và nam giới, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng cơ hội nghề nghiệp, tăng thu nhập và hướng đến phát triển toàn diện và bình đẳng hơn. Dựa trên quan điểm này, tổ chức ILO phối hợp với Cộng hòa Liên Bang Nga thực hiện Dự án “Áp dụng Chiến lược Đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Cộng hòa Liên bang Nga” (Dự án toàn cầu G20) nhằm tăng cường các hệ thống Phát triển Kỹ năng nghề cấp ngành và cấp quốc gia tại Armenia, Jordan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Việt Nam và 05 vùng lãnh thổ thuộc Liên bang Nga phục vụ lợi ích cho tất cả phụ nữ và nam giới.

Để đạt được những mục tiêu này, nhóm dự án G20 đang làm việc tích cực cùng đại diện các đơn vị đối tác, cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội để đào tạo các cán bộ trong nước có khả năng phân tích và cải thiện các hệ thống phát triển kỹ năng nghề, phù hợp với chính sách – chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Sau một năm thực hiện, các đối tác của dự án đang nhận ra những lợi ích từ quá trình học hỏi và áp dụng kinh nghiệm quốc tế vào công việc của mình, cũng như đã xác định được những cơ hội kết nối với các hoạt động đề xuất của Dự án.

“Kế hoạch Phát triển Kinh tế Jordan đến 2025 phê duyệt gần đây được dựa trên cải cách một số mảng liên quan đến Giáo dục và Đào tạo nghề (TVET), với sự hỗ trợ thực hiện từ dự án G20 của tổ chức ILO.” (Bà Seham Al Adawn – Vụ Chính sách và Quan hệ Quốc tế, Bộ Lao động, Jordan)

UNDP Photo
Các đối tác xã hội tại các quốc gia thụ hưởng cũng đồng ý rằng kỹ năng nghề là yếu tố cơ bản của việc làm bền vững, sự thịnh vượng của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của lực lượng lao động của mình, dựa vào đó xác năng suất lao động và khả năng có việc làm của người lao động.

“Dự án G20 đang huy động sự đóng góp mạnh mẽ đến quá trình phát triển xã hội, văn hóa và kinh tế của Kyrgyzstan, nâng cao năng lực của người lao động, thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho mỗi người trong việc tiếp cận nền giáo dục cơ bản và giáo dục dạy nghề, không biệt trình độ bằng cấp. Việc thực hiện thành công Dự án sẽ tạo điều kiện cho tất cả mọi người – nam giới, phụ nữ, thanh niên, người khuyết tật – cùng tham gia vào quá trình đào tạo thường xuyên.” (Babaeva Rysgul, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động Kyrgyzstan)

Dự án G20, thực hiện dựa trên “Chiến lược Đào tạo G20: Lực lượng lao động có kỹ năng phục vụ phát triển mạnh mẽ, bền vững và cân bằng”, đã nhận ra rằng chất lượng và số lượng hàng hóa – dịch vụ quốc gia, cũng như mức độ cạnh tranh giữa các nước trong xuất khẩu lao động liên quan rất nhiều đến những cơ hội hiện có nhằm hỗ trợ đạt được, duy trì, cải thiện và chứng nhận các kỹ năng của lực lượng lao động.

Nhằm vượt qua những thách thức hiện có tại các quốc gia dự án, và cho phép những quốc gia này tận dụng đầy đủ những lợi thế của lực lượng lao động trẻ, tổ chức ILO đang hướng dẫn quá trình vận hành Dự án, đặt ra trọng tâm ban đầu là giải quyết một số khó khăn ở cấp độ quốc gia tại Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan, và ở cấp ngành tại Jordan (gồm các ngành: Dược, Thực phẩm và Đồ uống, Hóa chất, In ấn và đóng gói, Gỗ và Đồ gỗ, May mặc), và Việt Nam (gồm các ngành: Nông nghiệp, Du lịch và Nhà hàng – Khách sạn). Hoạt động của Dự án G20 tại Liên bang Nga đang được thực hiện bởi Học viện Quản lý Moscow, SKOLKOVO, theo Thỏa thuận Thực hiện với tổ chức ILO.

“Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực mà ILO đang mang tới trong khuôn khổ Dự án G20, đặc biệt đối với ngành Nông nghiệp, Du lịch và Nhà hàng – Khách sạn. Hai ngành này đang phát triển với tốc độ cao tại Việt Nam và tạo việc làm nhiều người lao động với trình độ kỹ năng phải được cập nhật và tuân theo yêu cầu của các khách hàng quốc tế.” (Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Trong số các hoạt động thực hiện, Dự án G20 đang hỗ trợ xây dựng năng lực cho các cán bộ Nhà nước, đại diện của chủ lao động và người lao động, các nhà quản lý cơ sở đào tạo nghề, và các đối tác khác nhằm:
  • áp dụng các công cụ chính sách về Phát triển nguồn Nhân lực Quốc tế vào Chiến lược Phát triển Nguồn nhân lực của các quốc gia;
  • hiểu và áp dụng hiệu quả các hệ thống quản lý đào tạo nghề ở cấp quốc gia và cấp ngành;
  • áp dụng các phương pháp và kỹ thuật hiệu quả phục vụ phân tích nhu cầu lực lượng lao động có kỹ năng có việc lên kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề;
  • xây dựng các tiêu chuẩn nghề, trình độ, chương trình đào tạo dựa trên năng lực và các công cụ đánh giá kỹ năng;
  • thiết kế và vận hành các hệ thống hướng dẫn đào tạo nghề có tính đến khía cạnh về giới;
  • thiết lập quan hệ hợp tác công – tư (PPPs) nhằm hợp tác phát triển các chương trình đào tạo.
ILO Photo
Dự án đã tổ chức một loạt các cuộc tham vấn kỹ thuật cấp quốc gia và thảo luận bàn tròn nhằm nâng cao năng lực cho đối tác trong việc rà soát, cải cách và thực hiện các Chiến lược Phát triển Kỹ năng nghề cấp quốc gia tuân theo các ưu tiên đã xác định và áp dụng các công cụ chính sách về Phát triển Nguồn nhân lực và các chỉ số liên quan đến lập kế hoạch chiến lược trong đào tạo nghề. Một hội thảo cấp vùng đã được tổ chức tại Moscow, Liên Bang Nga ngày 27-28 tháng 3 với sự tham gia các nhà làm chính sách và chuyên gia đến từ Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Liên bang Nga nhằm thảo luận việc tuân thủ các mục tiêu chiến lược và chỉ số thực hiện về Phát triển Kỹ năng nghề sử dụng các công cụ chính sách Phát triển Nguồn nhân lực quốc tế.

Tại Jordan, Dự án đang phối hợp với các đối tác trong nước nhằm tăng cường các hệ thống đào tạo kỹ năng nghề cho các ngành công nghiệp có tiềm năng tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn đến nền kinh tế từ Hiệp định Thương mại EU-Jordan. Còn tại Việt Nam, Dự án tập trung hỗ trợ cho hai ngành chủ đạo của nền kinh tế, với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút các đối tác quốc tế.

Để biết thêm thông tin về Dự án, xin vui lòng vào trang web: www.ilo.org/g20ts, hoặc liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ: g20tsproject@ilo.org.