Chương trình hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia về Xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất
Chương trình hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia về Xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Cơ quan chủ quản
Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội MOLISACơ quan thực hiện và Cơ quan phối hợp
Các đơn vị liên quan thuộc MOLISA, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ ngành khác có liên quan cùng với chính quyền địa phương tại cấp tỉnh, Phòng Công nghiệp – Thương mại Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Các viện nghiên cứu, Trường đại học, truyền thông, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ trong nước và các tổ chức quốc tế.Địa bàn dự án
Trên toàn quốc với trọng tâm là các Chương trình hành động (CTHD) thí điểm tại 5 tỉnh/thành: Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Đồng Nai và Hà NộiCác hợp phần chính của dự án và Đầu ra mong đợi
- Hợp phần 1: Cải thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động trẻ em với số liệu cụ thể về trẻ em trai và trẻ em gái
Đầu ra 1: Khảo sát cơ bản tại các tỉnh lựa chọn được công bố
Đầu ra 2: Cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động trẻ em có sẵn và được sử dụng
Đầu ra 3: Các nghiên cứu về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trong những lĩnh vực cụ thể được thực hiện
- Hợp phần 2: Tạo môi trường thuận lợi để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở cấp độ quốc gia
Đầu ra 1: Các luật pháp và chính sách liên quan đến lao động trẻ em được rà soát lại, cập nhật và hài hòa
Đầu ra 2: Lộ trình Hành động quốc gia về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được xây dựng
- Hợp phần 3: Xây dựng và thực hiện các mô hình can thiệp lồng ghép nhằm giảm thiểu các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất tại các tỉnh được chọn, và tổng hợp thành tài liệu để sẵn sàng cho việc nhân rộng các mô hình
Đầu ra 1: Hệ thống giám sát lao động trẻ em tại cộng đồng được thực hiện ở các địa phương được chọn
Đầu ra 2: Khoảng 5.000 lao động trẻ em đang tham gia hoặc có nguy cơ tham gia vào các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, gồm 200 em trai và em gái là nạn nhân của buôn bán trẻ em và tình dục được đưa ra khỏi nơi làm việc và/hoặc được phòng ngừa thông qua các dịch vụ giáo dục (đào tạo các kỹ năng phù hợp) và hỗ trợ khác; các em được đưa ra khỏi nơi làm việc được hỗ trợ trở lại với cuộc sống bình thường và tái hòa nhập cộng đồng
Đầu ra 3: Khoảng 300 giáo viên các trường PTTH và dạy nghề được tập huấn về áp dụng thí điểm các chương trình như “Hiểu biết về Kinh doanh” và “Giáo dục và Dạy nghề”
Đầu ra 4: Các mô hình can thiệp cấp địa phương được nhân rộng
- Hợp phần lồng ghép của dự án: gồm các hoạt động vận động chính sách, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực được lồng ghép và thực hiện trong tất cả 3 hợp phần nêu trên như là những vấn đề lồng ghép.
Đầu ra 1: Các chiến dịch nâng cao nhận thức và vận động chính sách cấp quốc gia được phát động
Đầu ra 2: Cán bộ, nhân viên của các cơ quan thực hiện được nâng cao nhận thức và được tập huấn về lao động trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất
Đầu ra 3: Năng lực giám sát và đánh giá lao động trẻ em cấp quốc gia được tăng cường
Đầu ra 4: Đối tác và các đơn vị thực hiện có khả năng thiết kế, giám sát và đánh giá các dự án về lao động trẻ em.
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án
- Khoảng 5.000 lao động trẻ em đang tham gia hoặc có nguy cơ tham gia vào các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được đưa ra khỏi nơi làm việc và/hoặc được phòng ngừa thông qua các dịch vụ giáo dục (gồm phục hồi và tái hòa nhập khoảng 200 trẻ em là nạn nhân của buôn bán lao động và tình dục).
- Khoảng 300 cán bộ giáo viên của các trường PTTH, các trường đào tạo nghề, các trung tâm giáo dục không chính quy và trung tâm giáo dục thường xuyên ở cấp trung ương và cấp địa phương được tập huấn.
Để có thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ
Bà Maria Luisa Rodriguez CamposCố vấn trưởng dự án
Văn phòng Tổ chức ILO tại Việt Nam
48-50 Nguyễn Thái Học, Hà Nội
Tel: + 84 4 37341061 Số máy lẻ: 101
Email: rodriguezl@ilo.org;
Bà Nguyễn Mai Oanh
Điều phối viên quốc gia
Văn phòng Tổ chức ILO tại Việt Nam
48-50 Nguyễn Thái Học, Hà Nội
Tel: + 84 4 37341061 Số máy lẻ: 102
Email: oanh@ilo.org;