Dự án Quan hệ Lao động

Diễn đàn Quan hệ Lao động Việt Nam 'Đổi mới Quan hệ Lao động Việt Nam trong Tiến trình Hội nhập Quốc tế'

Các đối tác ba bên và ILO đã nhất trí đồng tổ chức diễn đàn mang tên Diễn đàn Thường niên về Quan hệ Lao động Việt Nam. Đề xuất Diễn đàn là một cuộc họp thường niên không chỉ dành cho đối tác ba bên và ILO, mà còn dành cho các đối tác quan trọng khác, bao gồm các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam, lãnh đạo của các công ty đa quốc gia và các chuyên gia đối thoại, các hiệp hội doanh nghiệp địa phương, các tổ chức phi chính phủ về lao động trong nước, các học giả trong nước và quốc tế, cũng như báo giới.

Từ đầu những năm 2000, các đối tác ba bên và ILO đã và đang chung tay xây dựng quan hệ lao động lành mạnh và tôn trọng giá trị và các nguyên tắc của ILO. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu thông qua một loạt các hiệp định thương mại tự do, nổi bật nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU, Việt Nam tiếp tục các cam kết cải cách pháp luật, thiết chế và thực hành quan hệ lao động theo hướng tôn trọng đầy đủ các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Sau 30 năm tiến hành Đổi mới thành công giúp hàng triệu người thoát nghèo và đất nước bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam bắt đầu quá trình Đổi mới thiết chế thị trường lao động, bao gồm các thiết chế về quan hệ lao động. Tất cả các chủ thể đã cam kết sẽ tiến hành Đổi mới quan hệ lao động thành công từ đó Việt Nam có thể trở thành quốc gia thu nhập cao hơn mức trung bình thông qua con đường tăng trưởng toàn diện.

CÁC DIỄN GIẢ CHÍNH
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Trình bày bài phát biểu đề dẫn về ‘Việt Nam hội nhập quốc tế, và thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động’
 
Ông Maurizio Bussi, Trưởng nhóm Chuyên gia về Việc làm Bền vững, ILO Bangkok
Trình bày bài phát biểu đề dẫn về ‘Toàn cầu hóa, các tiêu chuẩn lao động quốc tế và tăng trưởng toàn diện’
 

Các mục tiêu chính của Diễn đàn Quan hệ Lao động Việt Nam:
  • Giới thiệu và chia sẻ những tiến bộ quan trọng mà các đối tác ba bên đã đạt được trong quá trình cải cách quan hệ lao động trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, cùng với các đối tác chính, gồm đối tác thương mại của Việt Nam, các chủ thể then chốt trong khu vực tư nhân, những tổ chức phi chính phủ trong nước, và các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế
  • Truyền thông đối với công chúng Việt Nam và nước ngoài thông qua phương tiện truyền thông đại chúng về những thành tựu quan trọng và những thách thức trước mắt
  • Thảo luận chuyên sâu các chủ đề về đổi mới quan hệ lao động, giữa những người trực tiếp làm về quan hệ lao động, nhà làm chính sách, đại diện từ khu vực tư nhân, lãnh đạo công đoàn và các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế
  • Thảo luận với các bộ phận chuyên môn giữa các đối tác ba bên và ILO về lộ trình phía trước trong việc hướng tới thực hiện đầy đủ các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động, đặc biệt tập trung vào tự do liên kết và thương lượng tập thể, dựa trên phản ánh chung về tiến độ thực hiện và những thách thức đang phải đối mặt
Mục tiêu cụ thể của Diễn đàn Quan hệ Lao động 2016:
  • Truyền thông với trong nước và quốc tế rằng một giai đoạn mới và quan trọng của quan hệ lao động ở Việt Nam đang bắt đầu với sự cam kết của cả ba bên
  • Chia sẻ những tiến bộ và thách thức chính trong cải cách quan hệ lao động cho đến nay và những ngụ ý đối với quan hệ lao động hội nhập toàn cầu sâu rộng
  • Chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kiến thức và xây dựng sự nhất trí về những lĩnh vực then chốt trong cải cách quan hệ lao động tuân theo nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên của ILO, liên quan đến:
    • Vai trò đại diện của công đoàn
    • Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu vì việc làm bền vững
    • Vai trò của chính phủ trong quan hệ lao động lành mạnh
  • Giới thiệu và ra mắt Diễn đàn Quan hệ Lao động với tư cách là một mạng lưới hợp tác và trao đổi của các đối tác ba bên và các bên liên quan chính.