Hội thảo Tiền lương Quốc gia về Chính sách tiền lương tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập

Hội thảo hai ngày hướng tới thúc đẩy cải thiện chính sách và thực tiễn tiền lương ở Việt Nam trong bối cảnh tiến triển quản trị thị trường lao động và hội nhập kinh tế sâu rộng

Do Việt Nam ngày càng hội nhập toàn diện hơn vào kinh tế khu vực và toàn cầu nên điều thiết yếu là các chính sách và thực tiễn xác lập và điều chỉnh tiền lương cần được tăng cường để tạo sự cân bằng giữa thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp bền vững và giúp người lao động có được phần chia công bằng từ tăng trưởng năng suất của doanh nghiệp.

Sau một năm hoạt động, Hội đồng Tiền lương quốc gia (Hội đồng TLQG) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Các tổ chức đại diện người lao động và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã bước đầu tham gia tích cực và trực tiếp vào việc xây dựng các đề xuất phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu trên cơ sở nghiên cứu cả yếu tố kinh tế và xã hội của lương tối thiểu vùng.

Kết quả hoạt động đáng khích lệ này của Hội đồng TLQG cho thấy nhu cầu cần có thêm dữ liệu đáng tin cậy, khoa học để các ủy viên của Hội đồng thống nhất ý kiến và đưa ra khuyến nghị phù hợp, hiểu rõ hơn tác động của tiền lương tối thiểu đến doanh nghiệp, người lao động và thống nhất phương pháp ước lượng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Điều chỉnh hiệu quả và công bằng hơn nữa tiền lương của những người lao động hưởng lương cao hơn mức tiền lương tối thiểu có ý nghĩa quan trọng đổi với sự phát triển của quan hệ lao động hài hòa và nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên việc cải thiện và mở rộng hoạt động thương lượng tiền lương thông qua thương lượng tập thể thực chất ở các cấp là một thách thức lớn hiện nay.

Về phía đại diện người lao động, những câu hỏi chính được đặt ra là:
Làm thế nào để cả người lao động nhận mức lương tối thiểu lẫn người lao động nhận mức lương cao hơn mức tiền lương tối thiểu vùng được tăng lương hợp lý và công bằng? Làm thế nào để đo lường được một cách hợp lý nhu cầu sống tối thiểu của người lao động trong quá trình nghiên cứu xem xét của Hội đồng Tiền lương quốc gia? Làm thế nào để tăng cường năng lực, cam kết của công đoàn để thương lượng các mức lương cao hơn cho người lao động?
Về phía người sử dụng lao động, những câu hỏi chính được đặt ra là:
Làm thể nào để ứng phó với chi phí lao động gia tăng? Làm thế nào để tăng năng suất, năng lực cạnh tranh và lợi nhuận để có thể trả lương cao hơn?
Về phía Chính phủ, những câu hỏi chính đặt ra là:
Làm thế nào để bảo vệ người lao động hưởng lương thấp? Làm thế nào để tạo điều kiện giúp doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng năng xuất lao động, tính cạnh tranh, tiền lương và năng lực sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng?

Hội thảo này sẽ mang đến kinh nghiệm từ các chủ thể quan hệ lao động chính ở Việt Nam, từ các chuyên gia quốc tế của ILO và dữ liệu từ các nước khác trong khu vực để kịp thời cung cấp thông tin đầu vào cho các nhà hoạt định chính sách và các đối tượng thực hiện chính sách để tiếp tục cải thiện khuôn khổ chính sách về điều chỉnh tiền lương ở Việt Nam.

Những mục tiêu chính của Hội thảo:

• Cung cấp cái nhìn toàn cảnh về xu hướng tiền lương toàn cầu và trong khu vực Châu Á và hiểu về tác động của hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu đối với Việt Nam
• Đánh giá tác động của tiền lương tối thiểu tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, liên hệ với năng suất và các phương pháp để xác định nhu cầu sống tối thiểu của người lao động;
• Đánh giá xu hướng hiện tại của thương lượng tập thể và tìm tòi các cách để thúc đẩy thương lượng tập thể về tiền lương.

DIỄN GIẢ CHÍNH TẠI HỘI THẢO

                                                                   
Sandra Polaski
Phó Tổng Giám đốc
Tổ chức Lao động Quốc tế   
Phạm Minh Huân
Thử trưởng
Bộ Lao động - Thương binh, Xã hội

 Xem chương trình hội thảo tại đây.