Khởi động dự án mới nhằm thúc đẩy tuân thủ và đối thoại xã hội trong ngành điện tử Việt Nam
HÀ NỘI – ILO Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa khởi động dự án mới nhằm mục đích thúc đẩy tuân thủ và đối thoại xã hội trong chuỗi cung ứng ngành điện tử tại Việt Nam.
Được hỗ trợ về tài chính từ Liên minh Châu Âu và các nhà tài trợ khác, dự án sẽ tập trung thúc đẩy và cải thiện tình hình tuân thủ cũng như đối thoại xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử tại Việt Nam, phù hợp với Tuyên bố về Các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của ILO năm 1998. Dự án hướng tới mục tiêu đạt được việc làm thỏa đáng trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu, để có thể phục hồi một cách bền vững, công bằng với khả năng chống chịu sau cuộc khủng hoảng COVID-19.
Vào ngày 18 tháng 8 năm 2021, ILO và VCCI đồng tổ chức cuộc họp giới thiệu dự án với sự tham của các đại diện từ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương, VCCI, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các chuyên gia và nhà thực hành về lao động cũng như khối doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp sản xuất điện tử.
Bà Valentina Barcucci, Đại diện lâm thời Văn phòng ILO Việt Nam cho biết: “Dự án được thiết kế để mang lại kiến thức, công cụ mới, cung cấp hướng dẫn, tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực để tận dụng cơ hội và giải quyết thách thức về việc làm thỏa đáng cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành điện tử. Thông qua dự án này, ILO sẽ phối hợp chặt chẽ với các đối tác nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trở lại an toàn và “phục hồi hiệu quả hơn” khi cải thiện được việc lập kế hoạch kinh doanh liên tục”.
Phát biểu tại sự kiện, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác của ILO nhằm giúp doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thực tiễn lao động, đặc biệt là sáng kiến của VCCI về thành lập Liên minh Các doanh nghiệp điện tử năm 2017.
“Chúng tôi tin tưởng rằng dự án mới này sẽ là bước tiếp theo giúp đạt được mục tiêu thúc đẩy việc làm thỏa đáng trong chuỗi cung ứng ngành điện tử, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm của Việt Nam thông qua thúc đẩy và cải thiện việc tuân thủ và đối thoại trong ngành điện tử, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19”, ông cho biết.
Điện tử chiếm tỷ trọng khoảng 18% toàn ngành công nghiệp Việt Nam, sử dụng hơn một triệu lao động, đóng góp một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc năm 2020 và dự kiến sẽ tăng trưởng hơn nữa khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Tuy vậy, ngành điện tử đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khó khăn trước mắt là giải quyết vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19.
Được hỗ trợ về tài chính từ Liên minh Châu Âu và các nhà tài trợ khác, dự án sẽ tập trung thúc đẩy và cải thiện tình hình tuân thủ cũng như đối thoại xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử tại Việt Nam, phù hợp với Tuyên bố về Các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của ILO năm 1998. Dự án hướng tới mục tiêu đạt được việc làm thỏa đáng trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu, để có thể phục hồi một cách bền vững, công bằng với khả năng chống chịu sau cuộc khủng hoảng COVID-19.
Vào ngày 18 tháng 8 năm 2021, ILO và VCCI đồng tổ chức cuộc họp giới thiệu dự án với sự tham của các đại diện từ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương, VCCI, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các chuyên gia và nhà thực hành về lao động cũng như khối doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp sản xuất điện tử.
Dự án được thiết kế để mang lại kiến thức, công cụ mới, cung cấp hướng dẫn, tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực để tận dụng cơ hội và giải quyết thách thức về việc làm thỏa đáng cho doanh nghiệp và người lao động trong ngành điện tử."
Bà Valentina Barcucci, Đại diện lâm thời Văn phòng ILO Việt Nam
Phát biểu tại sự kiện, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác của ILO nhằm giúp doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thực tiễn lao động, đặc biệt là sáng kiến của VCCI về thành lập Liên minh Các doanh nghiệp điện tử năm 2017.
“Chúng tôi tin tưởng rằng dự án mới này sẽ là bước tiếp theo giúp đạt được mục tiêu thúc đẩy việc làm thỏa đáng trong chuỗi cung ứng ngành điện tử, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm của Việt Nam thông qua thúc đẩy và cải thiện việc tuân thủ và đối thoại trong ngành điện tử, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19”, ông cho biết.
Điện tử chiếm tỷ trọng khoảng 18% toàn ngành công nghiệp Việt Nam, sử dụng hơn một triệu lao động, đóng góp một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc năm 2020 và dự kiến sẽ tăng trưởng hơn nữa khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Tuy vậy, ngành điện tử đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khó khăn trước mắt là giải quyết vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19.