Better Work story

Phá bỏ rào cản

Chị Trần Thị Trinh, một công nhân khuyết tật làm việc tại nhà máy mong muốn cho mọi người thấy được năng lực của chị và những công nhân khuyết tật giống chị.

Bài viết | Ngày 12 tháng 12 năm 2014
Chị Trần Thị Trinh, một công nhân khuyết tật làm việc tại nhà máy mong muốn cho mọi người thấy được năng lực của chị và những công nhân khuyết tật giống chị.

Chị Trần Thị Trinh năm nay 24 tuổi, cũng giống như những người phụ nữ khác, chị đảm nhiệm nhiều vai trò cùng lúc trong cuộc sống hằng ngày. Chị vừa là một người con, một người mẹ, một người vợ, một công nhân nhà máy và đặc biệt hơn, chị một người ngồi xe lăn. Chị hài lòng với những vai trò trên nhưng không muốn bị gọi bởi bất kỳ một biệt danh nào.

Năm 18 tuổi, chị rời quê hương Tiền Gang đi tìm việc nơi khác vì ở Tiền Giang khó có thể tìm được công việc phù hợp với một người khuyết tật. Chị đến Hồ Chí Minh và thật may đã tìm được một công việc trong nhà máy may tư nhân, chị làm việc ở nhà máy đó được 4 năm. Chị tâm sự, “những năm tháng sống tự lập đó” tuy giúp chị rèn luyện sự tự tin nhưng cũng là quãng thời gian chị phải trải qua không ít sự phân biệt dành cho công nhân khuyết tật.

Trinh cho biết: “Tôi đã dần nhận thấy được rất nhiều kiểu phân biệt đối xử với người khuyết tật. Đối với những người phải ngồi xe lăn, điều làm cho mình cảm thấy bị tổn thương nhất chính là thái độ và hành vi phân biệt của mọi người. Họ nói về những người khuyết tật với giọng điệu khác. Họ thường nhìn chúng tôi một cách khinh miệt khi chúng tôi được ngồi nghỉ trong giờ làm việc. Đôi khi họ còn ghen tỵ vì chúng tôi được quản lý đối xử tốt hơn.”

Sau đó, Trinh chuyển sang làm việc cho một đơn vị sản xuất thủ công dành cho người khuyết tật. Ở đây, chị đã gặp và kết hôn với anh Lâm Văn Tâm năm 2011.

"Chúng tôi đến với nhau vì vốn là đồng hương, và quan trọng là có cùng quan điểm sống”- Trinh tâm sự về chồng chị. Sau đó, hai anh chị chuyển đến Đồng Nai và Trinh bắt đầu làm việc cho xí nghiệp may mặc Unipax với vị trí công nhân chuẩn bị cho khâu may mũ. Chị cho biết giữa các nhà máy ở khu công nghiệp Amata chị đã chọn xin vào làm cho Unipax vì phân xưởng ở đó cho phép chị thay đổi vị trí dễ dàng.

Chị Trinh và đồng nghiệp. © ILO/Nguyễn Á
Unipax đã trở thành lựa chọn tốt cho chị Trinh vì xí nghiệp đã tạo các điều kiện tiếp cận phù hợp cho chị khi làm việc tại đây.

Chị giải thích: "Tôi có thể di chuyển dễ dàng trong xí nghiệp. Nhà vệ sinh ở ngay bên phải của phân xưởng và lối vào đủ rộng để tôi có thể đi xe lăn vào trong. Xí nghiệp cũng đã lắp đặt thêm một lối đi dành cho xe lăn bằng kim loại để tôi có thể vào trong căng tin.”

Ông David William, Cán bộ kĩ thuật của Chương trình Better Work Việt Nam cho biết " Cho đến năm 2013, luật lao động đã yêu cầu các doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc. Tuy luật đã được đưa vào thực hiện nhưng có rất ít doanh nghiệp chủ động thuê người khuyết tật làm việc, chịu nhìn nhận năng lực, sự trung thành và đạo đức làm việc của người khuyết tật. Unipax là một trong số ít những doanh nghiệp đó và đã trở thành một tấm gương khuyến khích các doanh nghiệp khác.”

Khi làm việc ở Unipax, chị Trinh cũng nhận thấy được sự thay đổi tích cực của các đồng nghiệp dành chị, họ đã hiểu được rằng năng lực của chị không bị giới hạn vì chị bị khuyết tật. Chị chia sẻ với chúng tôi về các đồng nghiệp của mình: “các đồng nghiệp của tôi đã rất sẵn lòng hỗ trợ tôi khi làm việc. Họ giúp tôi lấy nước hoặc đẩy xe khi cần. Trưởng nhóm của tôi đã rất tận tình hướng dẫn và khuyến khích tôi đạt được mục tiêu trong công việc.”
Chị Trinh và chồng.
©ILO/Nguyễn Á


Chính những điều trên đã khiến Trinh thuyết phục chồng chị xin việc tại Unipax. “Tôi chia sẽ cho chồng về không khí làm việc tích cực tại nhà xưởng, sự hỗ trợ của ban quản lý và sự đùm bọc thân ái của các đồng nghiệp. Chồng tôi cũng muốn được hòa nhập trong một môi trường như vậy.”

Hàng ngày họ đi tới nhà máy trên chiếc xe máy của anh Tâm. Đôi vợ chồng trẻ có cô con gái một tuổi, Lâm Khánh Ly. Bé Ly đã biết tập đi và được mẹ chị Trinh giúp trông nom chăm sóc khi anh chị đi làm.

Theo Luật lao động, người sử dụng lao động có nghĩ vụ điều chỉnh các trang thiết bị làm việc hỗ trợ công nhân khuyết tật trong khi sử dụng. Thông qua sự tư vấn của chương trình Better Work, các nhà máy tham gia chương trình đã có những cải tiến về máy móc kĩ thuật để cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân khuyết tật. Ví dụ, với máy khâu, thay vì đạp chân để khởi động, nhà máy có thể chuyển thành mô tơ khởi đồng bằng tay để các công nhân khuyết tật về chân có thể vận hành. Chương trình cũng đã hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và Trung tâm phát triển và khuyết tật để hỗ trợ các doanh nghiệp thấy được giá trị trong tuyển dụng người khuyết tật.

Trinh cảm thấy tự hào vì những gì mình đạt được: “Tôi rất vui khi có thể thi thoảng biếu mẹ một khoản tiền. Tôi vẫn nợ mẹ nhiều lắm, mẹ đã hi sinh cho tôi từ lúc tôi còn bé cho đến giờ.”

Với Trinh, sự phát triển của bản thân không bị hạn chế bởi chiếc xe lăn. Chị có rất nhiều mơ ước cho tương lai của bản thân và gia đình, chị mong muốn có thể mua được một căn hộ trong vài năm tới.

Chị nói rằng yếu tố quan trọng cho sự đi lên của bản thân chính là sự tôn trọng mà người khách dành cho chị và sự tự tin của chính chị: “Tôi muốn nhắn nhủ với các bạn khuyết tật hãy sống độc lập và hãy chứng tỏ năng lực của mình cho doanh nghiệp mình muốn xin vào làm việc.”