An toàn và sức khỏe lao động

An toàn và sức khỏe lao động mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn nguồn nhân lực, đồng thời có tác động trực tiếp tới hiệu quả của doanh nghiệp .

Xem thêm ảnh về an toàn và sức khỏe lao động tại thư viện ảnh của ILO trên Flickr
Cứ 15 giây, trên thế giới, lại có một người lao động bỏ mạng vì tai nạn hoặc hoặc bệnh nghề nghiệp.

Cứ 15 giây, lại có 153 công nhân bị tai nạn lao động.

An toàn và sức khỏe lao động là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn nguồn nhân lực, đồng thời có tác động trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 155 về An toàn và sức khỏe lao động, 1981 trong năm 1994, và Công ước về Khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động, 2006 (Công ước 187) trong năm 2014, đã khẳng định quyết tâm thiết lập các chính sách quốc gia về an toàn vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.

Năm 2006, Việt Nam xây dựng Chương trình Quốc gia về Bảo hộ Lao động, An toàn và Vệ sinh lao động đến 2010, đánh dấu một mốc quan trọng của đất nước trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe lao động.

Giai đoạn hai của Chương trình cho giai đoạn 2011-2015 bao gồm một số lĩnh vực sau đây:
  • Quan tâm đặc biệt tới cải thiện điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ, nông nghiệp và thủ công nghiệp;
  • Giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp trong ngành xây dựng có liên quan tới điện và khai thác khoáng sản;
  • Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý về an toàn và sức khỏe lao động;
  • Tập huấn về an toàn và sức khỏe lao động và phổ biến thông tin;
  • Giảm thiểu số trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp