Lĩnh vực hoạt động

Nữ giới chiếm phần đông trong số người lao động ngành dệt may. © ILO/A.Santos

Xem thêm ảnh về Lĩnh vực hoạt động của chúng tôi tại thư viện ảnh của ILO trên Flickr
ILO thực hiệc công việc trên tinh thần hợp tác với cơ chế ba bên — Chính phủ, các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động — và các nhà tài trợ, hướng tới mục tiêu việc làm bền vững cho tất cả mọi người tại Việt Nam. Để đạt được mục đích đó, chúng tôi tập trung và vào ba lĩnh vực chiến lược:

• Quản lý thị trường lao động;
• Việc làm và phát triển doanh nghiệp bền vững; và
• Bảo trợ xã hội và an sinh xã hội.

Lồng ghép vào ba ưu tiên trên là những vấn đề cốt lõi về đối thoại xã hội, Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế, và bình đẳng giới. Đây cũng là những quyền căn bản của người lao động và là một phần không thể tách rời trong Chương trình Việt làm Bền vững của ILO .

Thông qua cố vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hệ thống thông tin thị trường lao động, phát triển kỹ năng, đào tạo phát triển kinh doanh, và hỗ trợ đối tác công tư, hiệp hội doanh nghiệp, và dịch vụ phát triển doanh nghiệp, ILO đã và đang hỗ trợ cho các sáng kiến tạo việc làm. Tăng cường cơ hội việc làm cho thanh niên, lao động nữ, người khuyết tật và các nhóm người dễ bị tổn thương các cũng được quan tâm cụ thể.

Tại Việt Nam, nỗ lực nhân rộng an sinh xã hội và đưa các dịch vụ xã hội cơ bản đến với mọi người là ưu tiên đặc biệt và được hỗ trợ thông qua các chương trình đào tạo và tư vấn chính sách. ILO cung cấp hỗ trợ về chính sách, thông tin và đào tạo về an toàn và sức khỏe lao động tại doanh nghiệp, trong nông nghiệp và giới thiệu văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Đồng thời, ILO cũng góp phần giải quyết tình trạng người lao động dễ bị tổn thương thông qua các chương trình hỗ trợ ngăn chặn và chấm dứt buôn bán người, lao động trẻ em, và thông qua các hoạt động cho lao động khuyết tật, và nâng cao nhận thức về HIV/AIDS tại nơi làm việc.

ILO cũng thường xuyên làm việc với cơ quan tại Việt Nam trong lĩnh vực quản lý thị trường lao động, quan hệ lao động, xây dựng thể chế cần thiết cho nền kinh tế thị trường. Trong đó bao gồm hỗ trợ xây dựng và thực hiện pháp luật lao động, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý lao động, xây dựng và củng cố các thể chế quan hệ lao động và cơ chế hợp tác ba bên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.