Nền kinh tế phi chính thức

Chợ cá bên bờ biển Việt Nam.

Xem thêm ảnh về nền kinh tế phi chính thức tại thư viện ảnh của ILO trên Flickr
Người lao động phi chính thức ở Việt Nam thường có thu nhập thấp và không thường xuyên, giờ làm việc dài và ít tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng nghề. Do họ không được công nhận, đăng ký hay quản lý vì vậy họ không được bảo vệ bởi các thể chế của thị trường lao động, người lao động trong khu vực phi chính phải đối mặt với nguy cơ trở thành "tầng lớp lao động nghèo".

Kinh nghiệm đã cho thấy người lao động trong khu vực phi chính và gia đình họ hay phải chịu thiệt thòi vì không được điều chỉnh bởi pháp luật lao động. Ví dụ, đối với yêu cầu về an toàn và sức khỏe liên qua tới điều kiện làm việc, họ không được nhận hỗ trợ từ các chương trình trợ cấp xã hội. Thêm vào đó, tiếng nói của người lao động trong khu vực phi chính thức ít khi được nhắc đến trong quá trình quyết định các chính sách. Doanh nghiệp trong nền kinh tế chính thức phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành lạnh từ khu vực phi chính do giá cả hàng hóa và dịch vụ được cắt giảm bởi họ không đóng góp vào bảo hiểm xã hội cũng như thuế. Giống như ở nhiều nền kinh tế mới nổi khác trên thế giới, khu vực phi chính thức ở Việt Nam – khu vực chiếm một phần lớn trong lực lượng lao động quốc gia – đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam.

Trong khi là một nguồn quan trọng tạo việc làm và cơ hội thu nhập cho nhiều người Việt, đời sống của người lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt Nam có đặc điểm chủ yếu là thu nhập thấp và điều kiện lao động không đảm bảo, khiến cho họ dễ bị tổn thương hơn trước các tác động bên ngoài. Chính phủ hiện đang nỗ lực để mở rộng sự bảo vệ đến nhóm lao động này thông qua cải thiện khuôn khổ pháp luật quốc gia và phát triển chính sách nhằm giải quyết các thách thức của nền kinh tế phi chính thức.