Báo cáo Lao động Phi chính thức 2016
Báo cáo Lao động Phi chính thức 2016 mang đến những góc nhìn khác nhau và thông tin bao quát về lao động phi chính thức tại Việt Nam bao gồm: Khái niệm, thước đo lao động phi chính thức tại Việt Nam; Quy mô và xu hướng biến động của lao động phi chính thức; Đặc trưng của lao động phi chính thức năm 2016; Điều kiện làm việc và chất lượng công việc của lao động phi chính thức; và Một số kết luận và khuyến nghị.
Từ sau giai đoạn Đổi mới (1986), mặc dù là một ví dụ thành công trong quá trình tăng trưởng, tạo việc làm và giảm nghèo đói thông qua các cải cách và hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều các thách thức liên quan đến việc đảm bảo việc làm bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt là những đối tượng thuộc khu vực phi chính thức. Trong khi khu vực phi chính thức chỉ được coi như một nơi tạm trú cho người lao động trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thu nhập của lao động phi chính thức thường không đạt được những chí phí đủ để đảm bảo các tiêu chuẩn sống tối thiểu do lương thấp, điều kiện làm việc nghèo nàn và thiếu trợ giúp an sinh xã hội. Để giải quyết những vấn đề này của thị trường lao động Việt Nam và đưa ra những chứng cứ về mặt số liệu nhằm xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan, báo cáo quan trọng này đã áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế về việc làm phi chính thức để ước tính quy mô và cơ cấu của các lao động phi chính thức tại Việt Nam. Báo cáo được dựa trên bộ số liệu hiện có từ Điều tra Lực lượng Lao động do Tổng cục Thống kê thực hiện hàng năm. Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có nhu cầu cấp thiết với các thông tin về tiền lương, điều kiện làm việc, an sinh xã hội, phát triển cộng đồng và các vấn đề liên quan để nghiên cứu các giải pháp thiết thực. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng trở nên quan trọng này, Tổng cục Thống kê đã xây dựng và phát hành báo cáo đầu tiên về Lao động Phi chính thức tại Việt Nam năm 2016.