WESO 2017

ILO: DNVVN phát triển chậm, ảnh hưởng việc làm và kinh tế

Theo ấn bản báo cáo quan trọng mới nhất của ILO, đầu tư vào người lao động, đổi mới và thúc đẩy thương mại và đối thoại xã hội là chìa khóa để ngăn chặn nạn thất nghiệp toàn cầu gia tăng.

Tin | Ngày 09 tháng 10 năm 2017
© AFP China Xtra 2017

GENEVA - Với hơn 201 triệu lao động thất nghiệp trong năm 2017, tăng 3,4 triệu người so với năm 2016, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm bền vững trên toàn cầu.

Theo báo cáo của ILO có tựa đề “Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới 2017: Doanh nghiệp Bền vững và Việc làm”, trong giai đoạn 2003 - 2016, số nhân công làm việc toàn thời gian trong các DNVVN đã tăng gần gấp đôi, với tổng số việc làm của các DNVVN tăng từ 31% lên 35%.

Tuy nhiên, trong năm qua, đóng góp của các DNVVN vào tổng số việc làm khá trì trệ. Trong khoảng từ năm 2015 đến năm 2016, mức đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn không thay đổi, tăng từ 34,6 lên 34,8%.

Bà Deborah Greenfield, Phó Tổng Giám đóc về Chính sách của ILO cho biết: "Các doanh nghiệp khu vực tư nhân chiếm phần lớn số việc làm toàn cầu trong năm 2016. 2,8 tỷ người được tuyển dụng bởi khu vực tư nhân, chiếm 87% tổng số việc làm. Để đảo ngược xu hướng việc làm trì trệ xảy ra trong các DNVVN gần đây, chúng ta cần những chính sách thúc đẩy các DNVVN tốt hơn và môi trường kinh doanh tốt hơn cho tất cả các doanh nghiệp, bao gồm cả tiếp cận tài chính cho những người trẻ tuổi".

Ở các nền kinh tế đang phát triển, các DNVVN chiếm 52% tổng số việc làm, so với 34% ở các nền kinh tế mới nổi và 41% trong các nền kinh tế phát triển.

Ngoài ra, từ năm 2003 đến năm 2008, mức tăng trưởng của việc làm toàn thời gian cố định trung bình cao hơn 4,7% trong khối doanh nghiệp nhỏ và 3,3% trong khối các doanh nghiệp vừa so với các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng tiền trợ cấp công ăn việc làm của các DNVVN đã vắng bóng trong giai đoạn 2009 - 2014.

Bản báo cáo nhận định rằng, động lực việc làm trong số các công ty non trẻ về việc làm toàn thời gian cố định cũng suy yếu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng việc làm toàn thời gian cố định giữa các công ty trẻ trung bình tăng 6,9% so với các công ty thành lập trong giai đoạn trước khủng hoảng, nhưng sự khác biệt đã giảm xuống 5,5% trong thời kỳ hậu khủng hoảng. Sự thay đổi này phản ánh sự phát triển trong môi trường kinh doanh tổng thể, nhờ đó các công ty mới và trẻ hơn đã được giải quyết công việc với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước.

Đầu tư vào người lao động - đặc điểm then chốt của doanh nghiệp bền vững

Báo cáo cũng nhận thấy rằng các quyết định đào tạo chính thức cho nhân viên ”biên chế” của công ty liên quan đến mức lương cao hơn, năng suất cao hơn và phí tổn nhân công đơn vị thấp hơn, trong khi các quyết định tăng cường sử dụng việc làm tạm thời cho kết quả mức lương thấp hơn và năng suất thấp hơn, cũng như không hề có bất kỳ liên hệ nào đối với phí tổn nhân công đơn vị.

Bằng chứng cho thấy, trung bình, các doanh nghiệp đào tạo chính thức cho nhân viên toàn thời gian cố định thường xuyên trả lương cao hơn 14%, năng suất cao hơn 19,6% và có sức cạnh tranh hơn với phí tổn nhân công đơn vị thấp hơn 5,3% so với những doanh nghiệp làm việc không cung cấp đào tạo. Mặt khác, trung bình, các doanh nghiệp có việc làm toàn thời gian tạm thời lớn hơn 10% trong tổng việc làm toàn thời gian, trả lương thấp hơn 2,6%, năng suất lao động kém hơn 1,9% trong khi về mặt phí tổn nhân công đơn vị cũng không cạnh tranh hơn.

Cải tiến và thương mại thúc đẩy việc làm và năng suất

Báo cáo cho thấy sự cải tiến là một nguồn quan trọng của khả năng cạnh tranh và tạo việc làm cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có nhiều cải tiến nói chung có xu hướng phát triển hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thuê nhiều lao động tay nghề cao hơn. Điều này có nghĩa là họ sử dụng nhiều lao động có trình độ hơn, tổ chức đào tạo nhiều hơn và thuê nhiều lao động nữ hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đổi mới đã dẫn đến việc sử dụng lao động tạm thời nhiều hơn (đặc biệt là ở các doanh nghiệp có đổi mới sản phẩm và quy trình) và điển hình càng nhiều phụ nữ tham gia công việc tạm thời. Ví dụ, các công ty triển khai cải tiến sản phẩm và quy trình có xu hướng sử dụng nhiều lao động tạm thời đến hơn 75% so với các công ty không cải tiến.

Thương mại và sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là những kích thích quan trọng cho việc tạo việc làm và tăng trưởng năng suất. Khi thương mại đã đình trệ trong những năm gần đây, việc làm liên quan đến kinh doanh thương mại cũng bị ảnh hưởng. Năm 2016, 37,3% lao động được tuyển dụng vào các công ty xuất khẩu tư nhân. Tỷ lệ này thấp hơn 38,6% trước khi xảy ra khủng hoảng. Báo cáo ghi nhận rằng các công ty thương mại có năng suất cao hơn và trả mức lương cao hơn các công ty không tham gia vào thương mại.

Tuy nhiên, mức tăng năng suất lao động cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn mức tăng tiền lương lần lượt là 13% và 5%. Điều này cho thấy có khả năng chia sẻ lợi ích từ thương mại một cách toàn diện hơn.

DNVVN - nguồn quan trọng của lao động nữ

Nghiên cứu của ILO cho thấy lao động nữ “biên chế” toàn thời gian trong khu vực chính thức có nhiều khả năng làm việc ở các DNVVN hơn so với các doanh nghiệp lớn. Trung bình và trên hầu hết các vùng lãnh thổ, khoảng 30% nhân viên làm việc toàn thời gian trong các DNVVN là phụ nữ, so với 27% ở các doanh nghiệp lớn.

Hơn nữa, tỷ lệ phụ nữ làm việc ở các DNVVN có mối tương quan chặt chẽ với thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia. Nhiều phụ nữ trong các doanh nghiệp có thể có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển, bởi vì các doanh nghiệp vi mô và DNVVN thường là điểm đầu đưa phụ nữ vào thị trường lao động chính thức.

Cuối cùng, báo cáo của ILO nhấn mạnh vai trò quan trọng của đối thoại xã hội giữa chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động đối với sự bền vững của doanh nghiệp.

Bà Greenfield kết luận: "Trong khi các chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các thể chế thúc đẩy các doanh nghiệp bền vững và tăng trưởng toàn diện, người lao động và các tổ chức của họ ủng hộ các chính sách và quy định thích hợp cũng như tính đại diện. Đổi lại, các doanh nghiệp bền vững thúc đẩy cơ hội việc làm bình đẳng, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và đầu tư vào nhân công cũng như các yếu tố sản xuất quan trọng khác ".