ILO khởi động cuộc thi truyền thông toàn cầu 2018 về lao động di cư, tuyển dụng công bằng
ILO khởi động cuộc thi truyền thông toàn cầu 2018 về lao động di cư, tuyển dụng công bằng.
GENEVA – Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa phát động cuộc thi truyền thông toàn cầu lần thứ tư nhằm ghi nhận những hình thức đưa tin bài mẫu mực về lao động di cư. Năm nay, cuộc thi chú trọng vào nội dung lao động di cư và tuyển dụng lao động di cư công bằng.
Mục tiêu của cuộc thi là nhằm khuyến khích việc đưa tin bài có chất lượng về lao động di cư và những vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng. Những tin bài như vậy đóng vai trò quan trọng hơn khi truyền thông thường quảng bá những thông tin công khai độc hại dựa trên những nhận định sai lệch về quốc tịch, nguồn gốc, giới tính và tình trạng di cư, định kiến, không khoan dung và kỳ thị đối với lao động di cư và gia đình họ.
Mặc dù không bỏ qua những khía cạnh tiêu cực (như thực trạng bóc lột lao động và vi phạm nhân quyền và quyền lao động), cuộc thi cũng khuyến khích người tham dự nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của lao động di cư đối với quốc gia gửi lao động, nước trung chuyển và quốc gia tiếp nhận lao động cũng như những thực hành tuyển dụng lao động công bằng và minh bạch có thể đóng góp như thế nào để di cư lao động là một trải nghiệm tốt đối với tất cả mọi người.
Cuộc thi truyền thông toàn cầu năm 2018 về lao động di cư sẽ đóng góp cho chiến dịch TOGETHER của Liên Hợp Quốc (https://together.un.org/) với mục đích khuyến khích hành động toàn cầu nhằm thúc đẩy không phân biệt đối xử và giải quyết những vấn đề phát sinh từ tư tưởng bài ngoại đối với người tị nạn và người di cư. Tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đều đã cam kết triển khai Chiến dịch TOGETHER đến cuối năm 2018, là thời điểm kỳ vọng Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ thông qua Hiệp ước Toàn cầu về Di cư an toàn, có trật tự và hợp pháp và Hiệp ước Toàn cầu cho người tị nạn.
Cuộc thi truyền thông toàn cầu năm 2018 về lao động di cư do ILO phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Quốc tế, Tổ chức của Người sử dụng lao động Quốc tế, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, Liên đoàn Nhà báo Quốc tế, Trung tâm Đoàn kết, báo Equal Times, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Diễn đàn Di cư Châu Á cũng như Trung tâm Đào tạo Quốc tế của ILO tổ chức. Cuộc thi năm nay được thực hiện với sự hỗ trợ của dự án “Hành động toàn cầu nhằm cải thiện khung tuyển dụng lao động di cư (REFRAME) do EU tài trợ và dự án “Chương trình Toàn diện về Tuyển dụng Công bằng” (FAIR) do SDC tài trợ.
Cuộc thi bắt đầu từ ngày 14/9/2018 và kết thúc vào 31/10/2018. Các nhà báo và các phóng viên ảnh chuyên nghiệp có thể tham gia tối đa hai bài dự thi thuộc hai thể loại dưới đây:
Các bài dự thi phải đề cập đến một trong hai chủ đề sau: (i) các khía cạnh của lao động di cư (đóng góp của lao động di cư tới sự phát triển kinh tế và xã hội của nước cử lao động và nước tiếp nhận, vấn đề bảo vệ quyền lao động của họ, việc vận dụng kỹ năng, hội nhập thị trường lao động, vấn đề an sinh xã hội của họ, lao động di cư trong một tình huống bất thường, điều kiện làm việc của họ (đặc biệt là tiền lương, giờ làm việc và vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, lao động di cư trong nền kinh tế phi chính thức, quyền công đoàn, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và tình trạng buôn bán người); hoặc (ii) Tuyển dụng lao động di cư công bằng (theo hướng dẫn tại Các nguyên tắc chung và hướng dẫn thực hành tuyển dụng công bằng). Cuộc thi đặc biệt khuyến khích các nhà báo tham gia những tin bài làm rõ thực tiễn quy trình tuyển dụng lao động di cư cũng như những khía cạnh tích cực của các thực hành tuyển dụng công bằng và minh bạch.
Người tị nạn và người bị trục xuất khi được tuyển dụng để làm việc ngoài quốc gia của họ cũng được coi là lao động di cư. Như vậy, các bài dự thi đề cập đến lao động di cư quốc tế và người tị nạn (tham gia vào những thị trường lao động ngoài quốc gia của họ) cũng được chấp nhận.
Bên cạnh việc đảm bảo các bài dự thi phù hợp với đạo đức cơ bản của người làm báo và phù hợp với chủ đề của cuộc thi, tất cả các bài dự thi sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chí dưới đây:
Tính sáng tạo:
Mục tiêu của cuộc thi là nhằm khuyến khích việc đưa tin bài có chất lượng về lao động di cư và những vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng. Những tin bài như vậy đóng vai trò quan trọng hơn khi truyền thông thường quảng bá những thông tin công khai độc hại dựa trên những nhận định sai lệch về quốc tịch, nguồn gốc, giới tính và tình trạng di cư, định kiến, không khoan dung và kỳ thị đối với lao động di cư và gia đình họ.
Mặc dù không bỏ qua những khía cạnh tiêu cực (như thực trạng bóc lột lao động và vi phạm nhân quyền và quyền lao động), cuộc thi cũng khuyến khích người tham dự nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của lao động di cư đối với quốc gia gửi lao động, nước trung chuyển và quốc gia tiếp nhận lao động cũng như những thực hành tuyển dụng lao động công bằng và minh bạch có thể đóng góp như thế nào để di cư lao động là một trải nghiệm tốt đối với tất cả mọi người.
Cuộc thi truyền thông toàn cầu năm 2018 về lao động di cư sẽ đóng góp cho chiến dịch TOGETHER của Liên Hợp Quốc (https://together.un.org/) với mục đích khuyến khích hành động toàn cầu nhằm thúc đẩy không phân biệt đối xử và giải quyết những vấn đề phát sinh từ tư tưởng bài ngoại đối với người tị nạn và người di cư. Tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đều đã cam kết triển khai Chiến dịch TOGETHER đến cuối năm 2018, là thời điểm kỳ vọng Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ thông qua Hiệp ước Toàn cầu về Di cư an toàn, có trật tự và hợp pháp và Hiệp ước Toàn cầu cho người tị nạn.
Cuộc thi truyền thông toàn cầu năm 2018 về lao động di cư do ILO phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Quốc tế, Tổ chức của Người sử dụng lao động Quốc tế, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, Liên đoàn Nhà báo Quốc tế, Trung tâm Đoàn kết, báo Equal Times, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Diễn đàn Di cư Châu Á cũng như Trung tâm Đào tạo Quốc tế của ILO tổ chức. Cuộc thi năm nay được thực hiện với sự hỗ trợ của dự án “Hành động toàn cầu nhằm cải thiện khung tuyển dụng lao động di cư (REFRAME) do EU tài trợ và dự án “Chương trình Toàn diện về Tuyển dụng Công bằng” (FAIR) do SDC tài trợ.
Cuộc thi bắt đầu từ ngày 14/9/2018 và kết thúc vào 31/10/2018. Các nhà báo và các phóng viên ảnh chuyên nghiệp có thể tham gia tối đa hai bài dự thi thuộc hai thể loại dưới đây:
- Tin bài tường thuật (trực tuyến, bài báo in và báo hình/báo tiếng)
- Phóng sự ảnh/truyền thông đa phương tiện
Các bài dự thi phải đề cập đến một trong hai chủ đề sau: (i) các khía cạnh của lao động di cư (đóng góp của lao động di cư tới sự phát triển kinh tế và xã hội của nước cử lao động và nước tiếp nhận, vấn đề bảo vệ quyền lao động của họ, việc vận dụng kỹ năng, hội nhập thị trường lao động, vấn đề an sinh xã hội của họ, lao động di cư trong một tình huống bất thường, điều kiện làm việc của họ (đặc biệt là tiền lương, giờ làm việc và vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, lao động di cư trong nền kinh tế phi chính thức, quyền công đoàn, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và tình trạng buôn bán người); hoặc (ii) Tuyển dụng lao động di cư công bằng (theo hướng dẫn tại Các nguyên tắc chung và hướng dẫn thực hành tuyển dụng công bằng). Cuộc thi đặc biệt khuyến khích các nhà báo tham gia những tin bài làm rõ thực tiễn quy trình tuyển dụng lao động di cư cũng như những khía cạnh tích cực của các thực hành tuyển dụng công bằng và minh bạch.
Người tị nạn và người bị trục xuất khi được tuyển dụng để làm việc ngoài quốc gia của họ cũng được coi là lao động di cư. Như vậy, các bài dự thi đề cập đến lao động di cư quốc tế và người tị nạn (tham gia vào những thị trường lao động ngoài quốc gia của họ) cũng được chấp nhận.
Giải thưởng
Có tổng cộng bốn giải thưởng (mỗi thể loại, chủ đề có một giải), mỗi giải thưởng trị giá 1.000 USD. Các tin bài đạt giải sẽ được đăng trên trang web của ILO và phổ biến rộng rãi như một điển hình của tác phẩm báo chí có chất lượng cao.Điều kiện tham dự
Để tham dự cuộc thi, đề nghị điền đơn tham dự trực tuyến trước ngày 31/10/2018 (muộn nhất là 23:59) theo giờ Trung Âu). Bài dự thi có thể được thực hiện bằng ba thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Các bài dự thi bằng ngôn ngữ khác cũng được chấp nhận nếu người tham dự có thể cung cấp bản dịch đáng tin cậy bằng một trong ba ngôn ngữ nêu trên. Người đạt giải sẽ chính thức được công bố vào ngày 18/12 để kỷ niệm Ngày Người di cư Quốc tế. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với: Labour-Migration-Media-Competition@ilo.org.Tiêu chí trao giải
Một hội đồng gồm 4 đến 5 giám khảo nổi tiếng và ILO sẽ đánh giá top 10 bài dự thi từ mỗi hình thức nêu trên. Quyết định của ILO và giám khảo về những vấn đề liên quan đến cuộc thi là quyết định cuối cùng và không có sự can dự trong bất cứ giai đoạn nào. ILO khuyến khích các bài dự thi đề cập đến những khía cạnh khác nhau của lao động di cư thể hiện quan điểm của các bên có liên quan khác nhau nhiều nhất có thể bao gồm: chính phủ, người sử dụng lao động, công đoàn và người lao động di cư.Bên cạnh việc đảm bảo các bài dự thi phù hợp với đạo đức cơ bản của người làm báo và phù hợp với chủ đề của cuộc thi, tất cả các bài dự thi sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chí dưới đây:
Tính sáng tạo:
- Góp phần làm rõ hơn những vấn đề về lao động di cư và tình trạng của người di cư và người tị nạn trong thị trường lao động cũng như thực tế về các thực hành tuyển dụng lao động di cư;
- Giữ quan điểm trung lập trong việc thể hiện những quan điểm của các bên liên quan khác nhau (người lao động di cư, các chính phủ, người sử dụng lao động, người tuyển dụng lao động và công đoàn);
- Đề xuất những giải pháp sáng tạo để giải quyết những thách thức về bảo hộ lao động và hội nhập thị trường lao động (như nếu có thể, so sánh tình trạng trước và sau khi áp dụng điều luật mới, một chính sách di cư mới, một hiệp định song phương v.v);
- Giúp xóa bỏ tư tưởng khuôn mẫu, bài ngoại hay phân biệt đối xử trong thị trường lao động;
- Đặc biệt, liên quan đến những nội dung chuyên đề về lao động di cư:
- Mô tả sự đóng góp của nam và nữ lao động di cư đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của nước phái cử và nước tiếp nhận (như đáp ứng nhu cầu về lao động và kỹ năng ở tất cả các cấp độ, đóng góp cho sự bền vững của các hệ thống an sinh xã hội, mở rộng việc trao đổi kiến thức, công nghệ, kỹ năng và quan hệ thương mại; góp phần tạo việc làm với vai trò là người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ và người nộp thuế nhưng cũng đồng thời ở vai trò doanh nghiệp siêu nhỏ);
- Nêu bật những câu chuyện thành công và những thực hành tích cực, thể hiện nhiều nhất có thể những kết quả tích cực của quản trị lao động di cư công bằng (như thúc đẩy không phân biệt đối xử và các cơ hội/ đối xử bình đẳng, các nguyên tắc phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO cũng như vấn đề hội nhập thị trường lao động, vận dụng kỹ năng, bảo hộ tất cả người lao động di cư và các thành viên gia đình họ);
- Nêu rõ những thách thức của di cư lao động về thiếu hụt việc làm tử tế trong suốt quá trình di cư như người lao động phải chi trả chi phí di cư cao, thiếu bảo trợ xã hội, tình trạng người lao động di cư trong một tình huống bất thường, điều kiện làm việc của họ (đặc biệt là tiền lương, giờ làm việc và vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, lao động di cư trong nền kinh tế phi chính thức, thiếu quyền công đoàn, lao động di cư bị cưỡng bức, lao động trẻ em và tình trạng buôn bán người cũng như lao động di cư bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử, phâm biệt chủng tộc và tư tưởng bài ngoại);
- Liên quan đến chủ đề về tuyển dụng công bằng, khuyến khích người dự thi:
- Tham chiếu đến các tiêu chuẩn lao động quốc tế về tuyển dụng công bằng phù hợp với Sáng Kiến Tuyển dụng Công bằng của ILO và Các nguyên tắc chung và Hướng dẫn Thực hành tuyển dụng công bằng của ILO;
- Thể hiện những thách thức mà lao động nam và lao động nữ gặp phải trong quá trình tuyển dụng cũng như tác động của những thực hành tuyển dụng không công bằng đối với điều kiện làm việc và điều kiện sống của lao động di cư;
- Thể hiện tuyển dụng công bằng là một yếu tố quan trọng trong cam kết của cộng đồng quốc tế nhằm giảm chi phí di cư lao động;
- Các bài dự thi cần góp phần gây dựng một ấn tượng tích cực về lao động di cư hay giúp thay đổi những ấn tượng tiêu cực và nhận định sai lệch về lao động di cư;
- Thu thập tài liệu sử dụng nguồn thông tin sơ cấp;
- Gửi kèm bản dịch đáng tin cậy bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha cùng với bản gốc nếu toàn bộ hay một phần bản gốc của bài dự thi sử dụng ngôn ngữ khác;
- Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, nguồn thông tin và những phần nhạy cảm của bài tường thuật bằng cách không đưa những thông tin không cần thiết có thể gây tổn hại đến họ (bao gồm đặc điểm nhận dạng, tên tuổi, địa điểm v.v);
- Sử dụng thuật ngữ dựa trên vấn đề về quyền;
- Người dự thi sử dụng các cụm từ “người di cư trái phép” “di cư bất hợp pháp” trong tác phẩm của minh sẽ bị coi là không hợp lệ do cụm từ này bị coi là “kỳ thị” người di cư và gia đình họ. Yêu cầu người dự thi sử dụng các thuật ngữ sau: “không có giấy tờ”, “người lao động di cư trong tình huống không có giấy tờ”, “tình trạng không có giấy tờ” hay “người di cư không theo các kênh chính thống”. Đề nghị tham chiếu đến Các thuật ngữ sử dụng trong truyền thông của ILO để hiểu thêm về các thuật ngữ dựa trên vấn đề quyền và văn phong được Liên Hợp Quốc sử dụng.