Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2018
ILO: Thất nghiệp và thâm hụt việc làm tử tế duy trì ở mức cao trong năm 2018
Báo cáo quan trọng của ILO cho thấy mặc dù tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu duy trì ổn định, tình trạng thất nghiệp và thâm hụt việc làm tử tế vẫn duy trì ở mức cao ở nhiều nơi trên thế giới.
GENEVA/DAVOS – Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mặc dù nền kinh tế toàn cầu hồi phục nhưng với sự gia tăng của lực lượng lao động, thất nghiệp toàn cầu năm 2018 được dự báo sẽ duy trì ở mức tương tự năm ngoái.
Theo báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2018, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu duy trì ổn định sau lần tăng vào năm 2016. Tỷ lệ này dự kiến đạt mức 5,6% năm 2017, với tổng số người thất nghiệp vượt mức 192 triệu người.
Mặc dù tăng trưởng năm 2017 cao hơn dự kiến, triển vọng kinh tế toàn cầu trong dài hạn vẫn ở mức khiêm tốn. Báo cáo nhận định xu hướng tích cực đạt được từ năm 2017 đến năm 2018 chủ yếu là do thị trường lao động của các nước phát triển hoạt động mạnh, nơi mà tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ giảm thêm 0,2 điểm phần trăm vào năm 2018, xuống mức 5,5%, thấp hơn các mức tiền khủng hoảng.
Ngược lại, tỷ lệ tăng trưởng việc làm được dự báo sẽ không bắt kịp mức độ tăng trưởng của lực lượng lao động tại các nước mới nổi và đang phát triển, nhưng vẫn có sự cải thiện hơn so với năm 2016.
Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO, nhận định: “Mặc dù tình trạng thất nghiệp toàn cầu đã chững lại, thâm hụt việc làm tử tế vẫn phổ biến: nền kinh tế toàn cầu vẫn không tạo được đủ việc làm. Cần có thêm những nỗ lực để cải thiện chất lượng việc làm và đảm bảo lợi ích của tăng trưởng được chia sẻ một cách công bằng”.
Việc làm dễ bị tổn thương trên đà tăng và tốc độ giảm tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo đang chậm lại
Báo cáo nhấn mạnh một thực tế là những tiến bộ đáng kể đạt được trước đây trong việc giảm việc làm dễ bị tổn thương đã chững lại kể từ năm 2012. Điều này có nghĩa là gần 1,4 tỷ lao động ước tínhtham gia làm các công việc dễ bị tổn thương trong năm 2017, và con số này sẽ tăng thêm 35 triệu người vào năm 2019. Ở các nước đang phát triển, ba phần tư số lao động đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Báo cáo cho thấy một điểm khả quan là tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo tiếp tục giảm ở các nước mới nổi, nơi mà số lượng người lao động sống trong điều kiện nghèo cùng cực dự báo đạt mức 176 triệu người năm 2018, chiếm 7,2% tổng số lao động.
“Tuy vậy, ở các nước đang phát triển, tiến bộ đạt được trong việc giảm tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo còn quá chậm để có thể bắt kip được với sự gia tăng của lực lượng lao động. Số lượng người lao động sống trong điều kiện nghèo cùng cực dự kiến vẫn tiếp tục duy trì trên 114 triệu người trong những năm tới, tác động đến 40% tổng số người lao động trong năm 2018,” chuyên gia kinh tế của ILO, Stefan Kühn, tác giả chính của báo cáo này giải thích.
Các tác giả cũng nhấn mạnh thực tế là tỷ lệ tham gia thị trường lao động của phụ nữ vẫn thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Phụ nữ cũng có nhiều nguy cơ phải đối mặt với chất lượng việc làm kém hơn và nhận mức lương thấp hơn.
Về lâu dài, chuyển dịch về cơ cấu và già hóa dân số sẽ tạo thêm áp lực đối với thị trường lao động
Xét ở khía cạnh cơ cấu việc làm theo ngành nghề, báo cáo cho thấy công việc trong ngành dịch vụ sẽ là động lực chính của tăng trưởng việc làm tương lai, trong khi việc làm trong ngành nông nghiệp và sản xuất tiếp tục giảm. Do việc làm dễ bị tổn thương và phi chính thức còn phổ biến trong ngành nông nghiệp và dịch vụ thị trường, sự chuyển dịch về việc làm giữa các ngành dự kiến ít có khả năng làm giảm thâm hụt việc làm tử tế nếu không đi kèm với những nỗ lực chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy chất lượng việc làm và năng suất trong ngành dịch vụ.
Báo cáo cũng xem xét tác động của già hóa dân số. Báo cáo cho thấy tăng trưởng của lực lượng lao động toàn cầu sẽ không đủ để bù đắp cho nhóm dân số về hưu đang tăng lên nhanh chóng. Độ tuổi trung bình của người lao động dự kiến sẽ tăng từ xấp xỉ 40 tuổi vào năm 2017 lên hơn 41 tuổi vào năm 2030.
Theo ông Sangheon Lee, Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của ILO: “Bên cạnh những thách thức số lượng người về hưu gia tăng tạo ra cho các hệ thống hưu trí, một lực lượng lao động ngày một già hóa cũng có thể tác động gián tiếp tới thị trường lao động. Già hóa có thể làm giảm năng suất và làm chậm quá trình điều chỉnh thị trường lao động sau các cú sốc kinh tế.”
Phát hiện chính theo khu vực
Bắc Phi
• Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm từ 11,7% năm 2017 xuống còn 11,5% năm 2018.
• Số lượng người thất nghiệp duy trì ổn định ở mức 8,7 triệu người mặc dù có sự gia tăng lớn trong lực lượng lao động.
• Khu vực này có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trên toàn cầu do khoảng cách lớn giữa nhóm thanh niên và phụ nữ và các nhóm lao động khác. Đây là những đối tượng có tỷ lệ thất nghiệp rất cao.
Châu Phi hạ Sahara
• Tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng đạt mức 7,2%, về cơ bản không thay đổi.
• Số lượng người thất nghiệp dự kiến tăng tới 1 triệu người do tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động cao của khu vực.
• Hơn một phần ba số người lao động có điều kiện sống nghèo cùng cực, trong khi đó ba phần tư số lao động đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Bắc Mỹ
• Tỷ lệ thất nghiệp có khả năng giảm từ 4,7% năm 2017 xuống 4,5% năm 2018.
• Con số này đạt được là do tỷ lệ thất nghiệp ở Canada và Hoa Kỳ đều giảm.
Mỹ Latin và khu vực Ca-ri-bê
• Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm nhẹ, từ 8,2%năm 2017 xuống 7,7% năm 2019.
• Xét đến tỷ lệ thất nghiệp thấp của khu vực này năm 2014 ở mức 6,1%, để khu vực có thể hồi phục hoàn toàn khỏi tình trạng mất việc làm trong những năm gần đây vẫn còn là khoảng cách xa.
Các quốc gia Ả-rập
• Điều kiện thị trường lao động được kỳ vọng duy trì tương đối ổn định, với tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm nhẹ xuống mức 8,3% năm 2018 và sẽ tăng vào năm 2019.
• Do đó, gần 5 triệu người sẽ bị thất nghiệp vào năm 2018, trong đó phụ nữ chiếm gần một phần ba số người thất nghiệp dù họ chỉ đại diện 16% lực lượng lao động của khu vực.
Châu Á – Thái Bình Dương
• Tình trạng thất nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ duy trì thấp và khá ổn định ở mức 4,2% trong giai đoạn dự báo.
• Điều này chủ yếu là do thực tế khu vực này được kỳ vọng tiếp tục tạo việc làm với tốc độ nhanh.
• Số lượng người có việc làm được dự báo sẽ tăng lên mức 23 triệu trong giai đoạn 2017 và 2019.
• Việc làm dễ bị tổn thương tác động tới hơn 900 người, gần nửa tổng số lao động trong khu vực.
Bắc Âu, Nam Âu và Tây Âu
• Tỷ lệ thất nghiệp, được duy trì bởi hoạt động kinh tế tốt hơn mức kỳ vọng, được dự báo sẽ giảm từ 9,2% năm 2016 xuống mức 8,5% năm 2017, tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2008.
• Tây Ban Nha và Hy Lạp có thể đạt mức giảm mạnh nhất về tỷ lệ thất nghiệp, 2 điểm phần trăm (lần lượt là 15,4% và 19,5% năm 2018).
• Ý, Ireland và Bồ Đào Nha cũng có thể có tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm trong năm 2018 nhưng với tốc độ chậm hơn trong giai đoạn 2015-2017.
• Tỷ lệ thất nghiệp sẽ duy trì ổn định ở Pháp và Vương Quốc Anh, mặc dù tỷ lệ này của Vương Quốc Anh được kỳ vọng sẽ bắt đầu tăng nhẹ trong năm 2019.
Đông Âu
• Khi tăng trưởng kinh tế phục hồi đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giảm, nhưng chỉ ở mức khiêm tốn, xuống mức 5,3% năm 2018 từ mức 5,5% năm 2017.
• Điều này phản ánh tỷ lệ thất nghiệp giảm ở các nước như Ba Lan, Ukraine và Slovakia, phần nào bù đắp cho dự báo tình trạng thất nghiệp gia tăng ở Cộng hòa Séc.
Trung Á và Tây Á
• Tăng trưởng kinh tế phục hồi khá mạnh mẽ chỉ phần nào tác động đến việc giảm tình trạng thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực được kỳ vọng sẽ duy trì ở mức khoảng 8,6% trong suốt năm 2018 và 2019.
• Việc làm dễ bị tổn thương tiếp tục duy trì cao, tác động đến hơn 30% người lao động trong năm 2017 nhưng được ước tính sẽ giảm nhẹ trong năm 2018 và 2019 (0,6 điểm phần trăm).
Phương pháp luận và cơ sở dữ liệu được cải tiến
Số liệu ước tính về thất nghiệp và tình trạng lao động nghèo đã được điều chỉnh trong báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2018, theo những cải tiến về cơ sở dữ liệu và phương pháp ước tính, nhưng số liệu vẫn mang tính tương đối và các xu hướng vẫn có sự nhất quán do phương pháp luận cải tiến này mới được áp dụng trong những năm trước đây.
Ông Steven Kapsos, Trưởng bộ phận Xây dựng và Phân tích Số liệu của ILO cho biết “Phương pháp luận cải tiếnlà một phần nỗ lực không ngừng của ILO trong việc làm cho các chỉ số chính xác hơn và có thể so sánh được giữa các quốc gia và khu vực”
Theo ông Stefan Kühn: “Mặc dù số liệu về người thất nghiệp đã được điều chỉnh giảm so với những số liệu đã thể hiện trong Báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2017, sự điều chỉnh này chỉ phản ánh việc sử dụng số liệu và ước tính đã được cải tiến. Những số liệu mới không phản ánh triển vọng thị trường lao động toàn cầu tốt hơn kỳ vọng hay số lượng người thất nghiệp giảm”.
Theo báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2018, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu duy trì ổn định sau lần tăng vào năm 2016. Tỷ lệ này dự kiến đạt mức 5,6% năm 2017, với tổng số người thất nghiệp vượt mức 192 triệu người.
Mặc dù tăng trưởng năm 2017 cao hơn dự kiến, triển vọng kinh tế toàn cầu trong dài hạn vẫn ở mức khiêm tốn. Báo cáo nhận định xu hướng tích cực đạt được từ năm 2017 đến năm 2018 chủ yếu là do thị trường lao động của các nước phát triển hoạt động mạnh, nơi mà tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ giảm thêm 0,2 điểm phần trăm vào năm 2018, xuống mức 5,5%, thấp hơn các mức tiền khủng hoảng.
Ngược lại, tỷ lệ tăng trưởng việc làm được dự báo sẽ không bắt kịp mức độ tăng trưởng của lực lượng lao động tại các nước mới nổi và đang phát triển, nhưng vẫn có sự cải thiện hơn so với năm 2016.
Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO, nhận định: “Mặc dù tình trạng thất nghiệp toàn cầu đã chững lại, thâm hụt việc làm tử tế vẫn phổ biến: nền kinh tế toàn cầu vẫn không tạo được đủ việc làm. Cần có thêm những nỗ lực để cải thiện chất lượng việc làm và đảm bảo lợi ích của tăng trưởng được chia sẻ một cách công bằng”.
Việc làm dễ bị tổn thương trên đà tăng và tốc độ giảm tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo đang chậm lại
Báo cáo nhấn mạnh một thực tế là những tiến bộ đáng kể đạt được trước đây trong việc giảm việc làm dễ bị tổn thương đã chững lại kể từ năm 2012. Điều này có nghĩa là gần 1,4 tỷ lao động ước tínhtham gia làm các công việc dễ bị tổn thương trong năm 2017, và con số này sẽ tăng thêm 35 triệu người vào năm 2019. Ở các nước đang phát triển, ba phần tư số lao động đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Báo cáo cho thấy một điểm khả quan là tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo tiếp tục giảm ở các nước mới nổi, nơi mà số lượng người lao động sống trong điều kiện nghèo cùng cực dự báo đạt mức 176 triệu người năm 2018, chiếm 7,2% tổng số lao động.
“Tuy vậy, ở các nước đang phát triển, tiến bộ đạt được trong việc giảm tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo còn quá chậm để có thể bắt kip được với sự gia tăng của lực lượng lao động. Số lượng người lao động sống trong điều kiện nghèo cùng cực dự kiến vẫn tiếp tục duy trì trên 114 triệu người trong những năm tới, tác động đến 40% tổng số người lao động trong năm 2018,” chuyên gia kinh tế của ILO, Stefan Kühn, tác giả chính của báo cáo này giải thích.
Các tác giả cũng nhấn mạnh thực tế là tỷ lệ tham gia thị trường lao động của phụ nữ vẫn thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Phụ nữ cũng có nhiều nguy cơ phải đối mặt với chất lượng việc làm kém hơn và nhận mức lương thấp hơn.
Về lâu dài, chuyển dịch về cơ cấu và già hóa dân số sẽ tạo thêm áp lực đối với thị trường lao động
Xét ở khía cạnh cơ cấu việc làm theo ngành nghề, báo cáo cho thấy công việc trong ngành dịch vụ sẽ là động lực chính của tăng trưởng việc làm tương lai, trong khi việc làm trong ngành nông nghiệp và sản xuất tiếp tục giảm. Do việc làm dễ bị tổn thương và phi chính thức còn phổ biến trong ngành nông nghiệp và dịch vụ thị trường, sự chuyển dịch về việc làm giữa các ngành dự kiến ít có khả năng làm giảm thâm hụt việc làm tử tế nếu không đi kèm với những nỗ lực chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy chất lượng việc làm và năng suất trong ngành dịch vụ.
Báo cáo cũng xem xét tác động của già hóa dân số. Báo cáo cho thấy tăng trưởng của lực lượng lao động toàn cầu sẽ không đủ để bù đắp cho nhóm dân số về hưu đang tăng lên nhanh chóng. Độ tuổi trung bình của người lao động dự kiến sẽ tăng từ xấp xỉ 40 tuổi vào năm 2017 lên hơn 41 tuổi vào năm 2030.
Theo ông Sangheon Lee, Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của ILO: “Bên cạnh những thách thức số lượng người về hưu gia tăng tạo ra cho các hệ thống hưu trí, một lực lượng lao động ngày một già hóa cũng có thể tác động gián tiếp tới thị trường lao động. Già hóa có thể làm giảm năng suất và làm chậm quá trình điều chỉnh thị trường lao động sau các cú sốc kinh tế.”
Phát hiện chính theo khu vực
Bắc Phi
• Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm từ 11,7% năm 2017 xuống còn 11,5% năm 2018.
• Số lượng người thất nghiệp duy trì ổn định ở mức 8,7 triệu người mặc dù có sự gia tăng lớn trong lực lượng lao động.
• Khu vực này có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trên toàn cầu do khoảng cách lớn giữa nhóm thanh niên và phụ nữ và các nhóm lao động khác. Đây là những đối tượng có tỷ lệ thất nghiệp rất cao.
Châu Phi hạ Sahara
• Tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng đạt mức 7,2%, về cơ bản không thay đổi.
• Số lượng người thất nghiệp dự kiến tăng tới 1 triệu người do tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động cao của khu vực.
• Hơn một phần ba số người lao động có điều kiện sống nghèo cùng cực, trong khi đó ba phần tư số lao động đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Bắc Mỹ
• Tỷ lệ thất nghiệp có khả năng giảm từ 4,7% năm 2017 xuống 4,5% năm 2018.
• Con số này đạt được là do tỷ lệ thất nghiệp ở Canada và Hoa Kỳ đều giảm.
Mỹ Latin và khu vực Ca-ri-bê
• Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm nhẹ, từ 8,2%năm 2017 xuống 7,7% năm 2019.
• Xét đến tỷ lệ thất nghiệp thấp của khu vực này năm 2014 ở mức 6,1%, để khu vực có thể hồi phục hoàn toàn khỏi tình trạng mất việc làm trong những năm gần đây vẫn còn là khoảng cách xa.
Các quốc gia Ả-rập
• Điều kiện thị trường lao động được kỳ vọng duy trì tương đối ổn định, với tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm nhẹ xuống mức 8,3% năm 2018 và sẽ tăng vào năm 2019.
• Do đó, gần 5 triệu người sẽ bị thất nghiệp vào năm 2018, trong đó phụ nữ chiếm gần một phần ba số người thất nghiệp dù họ chỉ đại diện 16% lực lượng lao động của khu vực.
Châu Á – Thái Bình Dương
• Tình trạng thất nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ duy trì thấp và khá ổn định ở mức 4,2% trong giai đoạn dự báo.
• Điều này chủ yếu là do thực tế khu vực này được kỳ vọng tiếp tục tạo việc làm với tốc độ nhanh.
• Số lượng người có việc làm được dự báo sẽ tăng lên mức 23 triệu trong giai đoạn 2017 và 2019.
• Việc làm dễ bị tổn thương tác động tới hơn 900 người, gần nửa tổng số lao động trong khu vực.
Bắc Âu, Nam Âu và Tây Âu
• Tỷ lệ thất nghiệp, được duy trì bởi hoạt động kinh tế tốt hơn mức kỳ vọng, được dự báo sẽ giảm từ 9,2% năm 2016 xuống mức 8,5% năm 2017, tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2008.
• Tây Ban Nha và Hy Lạp có thể đạt mức giảm mạnh nhất về tỷ lệ thất nghiệp, 2 điểm phần trăm (lần lượt là 15,4% và 19,5% năm 2018).
• Ý, Ireland và Bồ Đào Nha cũng có thể có tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm trong năm 2018 nhưng với tốc độ chậm hơn trong giai đoạn 2015-2017.
• Tỷ lệ thất nghiệp sẽ duy trì ổn định ở Pháp và Vương Quốc Anh, mặc dù tỷ lệ này của Vương Quốc Anh được kỳ vọng sẽ bắt đầu tăng nhẹ trong năm 2019.
Đông Âu
• Khi tăng trưởng kinh tế phục hồi đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giảm, nhưng chỉ ở mức khiêm tốn, xuống mức 5,3% năm 2018 từ mức 5,5% năm 2017.
• Điều này phản ánh tỷ lệ thất nghiệp giảm ở các nước như Ba Lan, Ukraine và Slovakia, phần nào bù đắp cho dự báo tình trạng thất nghiệp gia tăng ở Cộng hòa Séc.
Trung Á và Tây Á
• Tăng trưởng kinh tế phục hồi khá mạnh mẽ chỉ phần nào tác động đến việc giảm tình trạng thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực được kỳ vọng sẽ duy trì ở mức khoảng 8,6% trong suốt năm 2018 và 2019.
• Việc làm dễ bị tổn thương tiếp tục duy trì cao, tác động đến hơn 30% người lao động trong năm 2017 nhưng được ước tính sẽ giảm nhẹ trong năm 2018 và 2019 (0,6 điểm phần trăm).
Phương pháp luận và cơ sở dữ liệu được cải tiến
Số liệu ước tính về thất nghiệp và tình trạng lao động nghèo đã được điều chỉnh trong báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2018, theo những cải tiến về cơ sở dữ liệu và phương pháp ước tính, nhưng số liệu vẫn mang tính tương đối và các xu hướng vẫn có sự nhất quán do phương pháp luận cải tiến này mới được áp dụng trong những năm trước đây.
Ông Steven Kapsos, Trưởng bộ phận Xây dựng và Phân tích Số liệu của ILO cho biết “Phương pháp luận cải tiếnlà một phần nỗ lực không ngừng của ILO trong việc làm cho các chỉ số chính xác hơn và có thể so sánh được giữa các quốc gia và khu vực”
Theo ông Stefan Kühn: “Mặc dù số liệu về người thất nghiệp đã được điều chỉnh giảm so với những số liệu đã thể hiện trong Báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới: Xu hướng 2017, sự điều chỉnh này chỉ phản ánh việc sử dụng số liệu và ước tính đã được cải tiến. Những số liệu mới không phản ánh triển vọng thị trường lao động toàn cầu tốt hơn kỳ vọng hay số lượng người thất nghiệp giảm”.