Câu chuyện dự án
Trao quyền cho lao động nữ ở Việt Nam thông qua tăng cường hiểu biết về quyền lợi bảo vệ sức khỏe
Ở Việt Nam, ILO đã hỗ trợ cho một nghiên cứu về khoảng trống kiến thức liên quan đến quyền lợi bảo hiểm y tế, ốm đau, thai sản của nữ công nhân nhà máy, cung cấp thông tin để xây dựng một chiến lược truyền thông hiệu quả cho người lao động để họ có thể thực hiện quyền của mình.
Các hoạt động đang tiến hành tại Việt Nam để giải quyết các rào cản tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tăng cường nhận thức của người lao động đối với lợi ích an sinh xã hội liên quan đến sức khỏe và y tế, với sự hỗ trợ của Dự án ILO do Luxembourg tài trợ, Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe xã hội trong khu vực Đông Nam Á (Dự án ILO-Lux).
Là một hợp phần tại Việt Nam của dự án khu vực, ILO-Lux đang hợp tác với Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (VSS) và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động để tăng cường năng lực quốc gia về bảo vệ sức khỏe xã hội (SHP), hỗ trợ cải cách chính sách dựa trên bằng chứng và tăng diện bao phủ cho các nhóm dễ bị tổn thương. Nền tảng của các can thiệp của Dự án là thúc đẩy Chăm sóc Sức khỏe Toàn dân (CSSKTD). CSSKTD được hiểu là cách tiếp cận không phân biệt đối xử đối với chăm sóc sức khỏe thiết yếu mà không phải chịu gánh nặng khó khăn tài chính. Trên toàn cầu, khoảng 100 triệu người bị rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực do chi phí y tế cao. Phối hợp với các Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động trên toàn thế giới, ILO cam kết giải quyết vấn đề dai dẳng này.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng, Việt Nam đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện CSSKTD sau khi thí điểm chương trình BHYT xã hội (BHYT) vào năm 1992. Từ năm 1995 chương trình chính thức do Bộ YT quản lý nhà nước và BHXHVN thực hiện, đã triển khai bảo hiểm y tế toàn diện và bắt buộc cho người dân Việt Nam. Đối với các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có những người nghèo hoặc cận nghèo, dân tộc thiểu số, trẻ em, người già, BHYT được nhà nước hỗ trợ thông qua nguồn thu từ thuế. Theo tinh thần của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 và Luật BHYT sửa đổi năm 2014, diện bao phủ bảo vệ sức khỏe tăng từ 60 phần trăm dân số trong năm 2010 lên 90% vào năm 2019. Năm nay, mục tiêu là dành cho 90,7% dân số nói chung và 100% nhóm dễ bị tổn thương sẽ được tham gia BHYT.
Mặc dù có những bước tiến như vậy, tình trạng chi tiền túi cao vẫn là một vấn đề tồn tại và vẫn còn tồn tại khoảng trống bao phủ, đặc biệt là trong nhóm thu nhập trung bình và gần nghèo, hộ gia đình tự chi trả và lao động phi chính thức. Ngay cả khi đã tham gia BHYT, mức độ sử dụng BHYT trong nhóm dễ bị tổn thương vẫn còn thấp , một phần do hiểu biết chưa đúng hoặc thiếu kiến thức xung quanh lợi ích và trình tự thủ tục BHYT.
Để giải quyết vấn đề này, Dự án ILO-Lux hiện đang làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) , với sự hỗ trợ của BHXHVN, để nâng cao nhận thức trong lĩnh vực này. Vào tháng 11 năm 2019, Dự án đã thực hiện một khảo sát nhanh để xác định khoảng trống kiến thức của nữ công nhân nhà máy tại các khu công nghiệp, nội dung khảo sát về các quyền lợi và thủ tục liên quan đến quyền lợi bảo hiểm y tế, thai sản và ốm đau. Phát hiện của nghiên cứu này cung cấp thông tin để xây dựng kế hoạch truyền thông và tiếp cận hiệu quả cho nữ nhà máy công nhân, những người đã được xác định là nhóm đối tượng ưu tiên.
70% công nhân tại các khu công nghiệp trong nước là phụ nữ, tập trung chủ yếu trong các ngành dệt may, giày dép và chế biến thực phẩm. Phù hợp với xu hướng toàn cầu, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm tỷ lệ đáng kể trong số những người lao động nghèo và có khả năng bị giới hạn trong các lĩnh vực được trả lương thấp hơn và bị ảnh hưởng bởi điều kiện làm việc thiếu ổn định hơn so với các đồng nghiệp nam giới.
Để đạt được CSSKTD, bình đẳng giới là một yếu tố quan trọng và các quốc gia phải đảm bảo rằng các phụ nữ và trẻ em gái được nắm quyền quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền và phúc lợi của họ. Như vậy, lao động nữ cần phải nhận biết quyền của của họ trong bảo vệ sức khỏe xã hội , và rằng các quyền lợi của họ được đảm bảo và sử dụng thỏa đáng. Khảo sát nhu cầu nâng cao nhận thức trong lĩnh vực này là bước đầu tiên.
Nghiên cứu thực địa được thực hiện ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bình Dương. Kết quả cho thấy rằng kiến thức tổng quát về về quyền lợi BHYT cơ bản là tốt, với 80% của những người tham gia biết về chế độ nghỉ ốm có lương, thai sản có lương, bảo hiểm y tế, và chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự hiểu biết hạn chế của các quyền này một cách chi tiết - và các quy định về trình tự thủ tục - là một vấn đề.
Ví dụ, chỉ có 57,2% người lao động biết được mức chi trả cho chế độ nghỉ thai sản và chỉ một phần ba số người tham gia biết họ được hưởng bao nhiêu ngày nghỉ ốm trong năm. Người tham gia bảo hiểm cũng không nắm rõ về quá trình đồng chi trả, và khoảng 40% số người được hỏi là không biết về mức đóng góp BHXH/BHYT của họ.
Hơn một nửa người có thẻ BHYT trong khảo sát cho biết họ không sử dụng cơ sở y tế đăng ký ban đầu, nghĩa là họ không thể hưởng tối đa quyền lợi BHYT có thể được hưởng. Lý do thường được báo cáo nhiều nhất là khoảng cách của các cơ sở y tế đăng ký ban đầu đến nhà của lao động, tiếp theo là giờ mở cửa không phù hợp, phải chờ đợi khám lâu và không hài lòng với chất lượng dịch vụ y tế.
Để cung cấp hướng dẫn và thông tin, Tổng LĐLĐ thường xuyên tổ chức thông tin nội bộ nhà mày về về các lợi ích và quy trình thủ tục hưởng BHXH/BHYT thông qua đào tạo, các cuộc họp, trực tuyến và sổ tay . Năm vừa quà, 54,3% công nhân và 90% cán bộ nhà máy cho biết được tiếp cận thông tin với các chương trình BHXH/BHYT thông qua các kênh này.
Mặc dù đường dây nóng và trang web chính thức của BHXHVN có sẵn, rất ít công nhân trong khảo sát từng sử dụng các dịch vụ này. Hơn nữa, những người tham gia báo cáo những khó khăn khi tham dự các cuộc họp và sự kiện do giờ làm việc và địa điểm phù hợp. Khảo sát cũng cho rằng các hoạt động truyền thông thiếu biện pháp khuyến khích sự tham gia của người lao động, và ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu truyền thông khó hiểu.
Để giải quyết vấn đề xác định những thiếu sót và những khoảng trống kiến thức , một số kiến nghị đã được đưa ra cho Dự án để hỗ trợ Tổng LĐLĐ thiết kế các hoạt động truyền thông hiệu quả. Công việc bao gồm xây dựng một sổ tay đào tạo để hỗ trợ cán bộ công đoàn truyền đạt các lợi ích và thủ tục liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho người lao động rõ ràng hơn. Thêm vào đó, một khóa đào tạo giảng viên 3 ngày cho cán bộ công đoàn tỉnh và huyện sẽ được chức trong tháng Tư năm 2020 với trọng tâm là quyền lợi BH y tế, ốm đau, thai sản, và kỹ năng truyền thông và tư vấn.
Một cuốn sổ tay rõ ràng và súc tích về bảo hiểm sức khỏe, thai sản , ốm đau và tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cũng đang được xây dựng. Cuốn sách sẽ được phân phats trong 3 diễn đàn truyền thông ở Bắc Ninh và Bình Dương. Tập hợp khoảng 300 người tham gia mỗi sự kiện , các sự kiện sẽ bao gồm các tiết mục biểu diễn, hoạt động tương tác, video clip thông tin và thảo luận chuyên gia về bảo hiểm y tế và bảo vệ thai sản và ốm đau.
Rõ ràng, chỉ bao phủ BH cho các nhóm dễ bị tổn thương là chưa đủ; họ phải có một hiểu biết thấu đáo về quyền lợi của mình liên quan đến sức khỏe và các cách thức để hưởng những quyền lợi đầy đủ, để họ có thể phản ánh khi quyền lợi của họ không được đảm bảo và tránh phải chi trả tiền túi nếu không cần thiết.
Bằng cách giải quyết nhu cầu quan trọng này và đảm bảo sự bao phủ BHYT có đáp ứng về giới, công bằng và hiệu quả, Việt Nam đang nhanh chóng tiến gần đến CSSKTD, đưa quốc gia lên một vị trí là mô hình cho các quốc gia khác học hỏi hướng cùng hướng tới một mục tiêu.
Là một hợp phần tại Việt Nam của dự án khu vực, ILO-Lux đang hợp tác với Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (VSS) và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động để tăng cường năng lực quốc gia về bảo vệ sức khỏe xã hội (SHP), hỗ trợ cải cách chính sách dựa trên bằng chứng và tăng diện bao phủ cho các nhóm dễ bị tổn thương. Nền tảng của các can thiệp của Dự án là thúc đẩy Chăm sóc Sức khỏe Toàn dân (CSSKTD). CSSKTD được hiểu là cách tiếp cận không phân biệt đối xử đối với chăm sóc sức khỏe thiết yếu mà không phải chịu gánh nặng khó khăn tài chính. Trên toàn cầu, khoảng 100 triệu người bị rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực do chi phí y tế cao. Phối hợp với các Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động trên toàn thế giới, ILO cam kết giải quyết vấn đề dai dẳng này.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng, Việt Nam đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện CSSKTD sau khi thí điểm chương trình BHYT xã hội (BHYT) vào năm 1992. Từ năm 1995 chương trình chính thức do Bộ YT quản lý nhà nước và BHXHVN thực hiện, đã triển khai bảo hiểm y tế toàn diện và bắt buộc cho người dân Việt Nam. Đối với các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có những người nghèo hoặc cận nghèo, dân tộc thiểu số, trẻ em, người già, BHYT được nhà nước hỗ trợ thông qua nguồn thu từ thuế. Theo tinh thần của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 và Luật BHYT sửa đổi năm 2014, diện bao phủ bảo vệ sức khỏe tăng từ 60 phần trăm dân số trong năm 2010 lên 90% vào năm 2019. Năm nay, mục tiêu là dành cho 90,7% dân số nói chung và 100% nhóm dễ bị tổn thương sẽ được tham gia BHYT.
Mặc dù có những bước tiến như vậy, tình trạng chi tiền túi cao vẫn là một vấn đề tồn tại và vẫn còn tồn tại khoảng trống bao phủ, đặc biệt là trong nhóm thu nhập trung bình và gần nghèo, hộ gia đình tự chi trả và lao động phi chính thức. Ngay cả khi đã tham gia BHYT, mức độ sử dụng BHYT trong nhóm dễ bị tổn thương vẫn còn thấp , một phần do hiểu biết chưa đúng hoặc thiếu kiến thức xung quanh lợi ích và trình tự thủ tục BHYT.
Để giải quyết vấn đề này, Dự án ILO-Lux hiện đang làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) , với sự hỗ trợ của BHXHVN, để nâng cao nhận thức trong lĩnh vực này. Vào tháng 11 năm 2019, Dự án đã thực hiện một khảo sát nhanh để xác định khoảng trống kiến thức của nữ công nhân nhà máy tại các khu công nghiệp, nội dung khảo sát về các quyền lợi và thủ tục liên quan đến quyền lợi bảo hiểm y tế, thai sản và ốm đau. Phát hiện của nghiên cứu này cung cấp thông tin để xây dựng kế hoạch truyền thông và tiếp cận hiệu quả cho nữ nhà máy công nhân, những người đã được xác định là nhóm đối tượng ưu tiên.
70% công nhân tại các khu công nghiệp trong nước là phụ nữ, tập trung chủ yếu trong các ngành dệt may, giày dép và chế biến thực phẩm. Phù hợp với xu hướng toàn cầu, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm tỷ lệ đáng kể trong số những người lao động nghèo và có khả năng bị giới hạn trong các lĩnh vực được trả lương thấp hơn và bị ảnh hưởng bởi điều kiện làm việc thiếu ổn định hơn so với các đồng nghiệp nam giới.
Để đạt được CSSKTD, bình đẳng giới là một yếu tố quan trọng và các quốc gia phải đảm bảo rằng các phụ nữ và trẻ em gái được nắm quyền quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền và phúc lợi của họ. Như vậy, lao động nữ cần phải nhận biết quyền của của họ trong bảo vệ sức khỏe xã hội , và rằng các quyền lợi của họ được đảm bảo và sử dụng thỏa đáng. Khảo sát nhu cầu nâng cao nhận thức trong lĩnh vực này là bước đầu tiên.
Nghiên cứu thực địa được thực hiện ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bình Dương. Kết quả cho thấy rằng kiến thức tổng quát về về quyền lợi BHYT cơ bản là tốt, với 80% của những người tham gia biết về chế độ nghỉ ốm có lương, thai sản có lương, bảo hiểm y tế, và chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự hiểu biết hạn chế của các quyền này một cách chi tiết - và các quy định về trình tự thủ tục - là một vấn đề.
Ví dụ, chỉ có 57,2% người lao động biết được mức chi trả cho chế độ nghỉ thai sản và chỉ một phần ba số người tham gia biết họ được hưởng bao nhiêu ngày nghỉ ốm trong năm. Người tham gia bảo hiểm cũng không nắm rõ về quá trình đồng chi trả, và khoảng 40% số người được hỏi là không biết về mức đóng góp BHXH/BHYT của họ.
Hơn một nửa người có thẻ BHYT trong khảo sát cho biết họ không sử dụng cơ sở y tế đăng ký ban đầu, nghĩa là họ không thể hưởng tối đa quyền lợi BHYT có thể được hưởng. Lý do thường được báo cáo nhiều nhất là khoảng cách của các cơ sở y tế đăng ký ban đầu đến nhà của lao động, tiếp theo là giờ mở cửa không phù hợp, phải chờ đợi khám lâu và không hài lòng với chất lượng dịch vụ y tế.
Để cung cấp hướng dẫn và thông tin, Tổng LĐLĐ thường xuyên tổ chức thông tin nội bộ nhà mày về về các lợi ích và quy trình thủ tục hưởng BHXH/BHYT thông qua đào tạo, các cuộc họp, trực tuyến và sổ tay . Năm vừa quà, 54,3% công nhân và 90% cán bộ nhà máy cho biết được tiếp cận thông tin với các chương trình BHXH/BHYT thông qua các kênh này.
Mặc dù đường dây nóng và trang web chính thức của BHXHVN có sẵn, rất ít công nhân trong khảo sát từng sử dụng các dịch vụ này. Hơn nữa, những người tham gia báo cáo những khó khăn khi tham dự các cuộc họp và sự kiện do giờ làm việc và địa điểm phù hợp. Khảo sát cũng cho rằng các hoạt động truyền thông thiếu biện pháp khuyến khích sự tham gia của người lao động, và ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu truyền thông khó hiểu.
Để giải quyết vấn đề xác định những thiếu sót và những khoảng trống kiến thức , một số kiến nghị đã được đưa ra cho Dự án để hỗ trợ Tổng LĐLĐ thiết kế các hoạt động truyền thông hiệu quả. Công việc bao gồm xây dựng một sổ tay đào tạo để hỗ trợ cán bộ công đoàn truyền đạt các lợi ích và thủ tục liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho người lao động rõ ràng hơn. Thêm vào đó, một khóa đào tạo giảng viên 3 ngày cho cán bộ công đoàn tỉnh và huyện sẽ được chức trong tháng Tư năm 2020 với trọng tâm là quyền lợi BH y tế, ốm đau, thai sản, và kỹ năng truyền thông và tư vấn.
Một cuốn sổ tay rõ ràng và súc tích về bảo hiểm sức khỏe, thai sản , ốm đau và tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cũng đang được xây dựng. Cuốn sách sẽ được phân phats trong 3 diễn đàn truyền thông ở Bắc Ninh và Bình Dương. Tập hợp khoảng 300 người tham gia mỗi sự kiện , các sự kiện sẽ bao gồm các tiết mục biểu diễn, hoạt động tương tác, video clip thông tin và thảo luận chuyên gia về bảo hiểm y tế và bảo vệ thai sản và ốm đau.
Rõ ràng, chỉ bao phủ BH cho các nhóm dễ bị tổn thương là chưa đủ; họ phải có một hiểu biết thấu đáo về quyền lợi của mình liên quan đến sức khỏe và các cách thức để hưởng những quyền lợi đầy đủ, để họ có thể phản ánh khi quyền lợi của họ không được đảm bảo và tránh phải chi trả tiền túi nếu không cần thiết.
Bằng cách giải quyết nhu cầu quan trọng này và đảm bảo sự bao phủ BHYT có đáp ứng về giới, công bằng và hiệu quả, Việt Nam đang nhanh chóng tiến gần đến CSSKTD, đưa quốc gia lên một vị trí là mô hình cho các quốc gia khác học hỏi hướng cùng hướng tới một mục tiêu.